- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Kỹ năng làm việc nhóm hay Teamwork là cách nhiều người cùng kết hợp những ưu điểm của mình để hoàn thành một công việc nhanh và hiệu quả nhất. Để công việc của nhóm đạt kết quả cao nhất, các thành viên phải có kỹ năng làm việc nhóm thuần thục. Vậy hãy cùng ITPlus Academy tìm hiểu những kỹ năng đấy là gì nhé.
1/ Lắng nghe teammate
Ông trời cho mình hai cái tai và một cái miệng là để mình lắng nghe nhiều gấp 2 lần lời mình nói. Khi đã hoạt động như một team thì việc có nhiều ý kiến xuôi chiều, trái chiều là điều không thể tránh khỏi. Nhưng để hoạt động một teamwork hiệu quả thì ngoài đưa ra những ý kiến đóng góp, chúng ta cần lắng nghe những ý kiến của người khác nữa. Khi lắng nghe chúng ta sẽ học hỏi được nhiều kiến thức từ người khác hoặc chỉ ra những thiếu sót trong ý kiến của người đấy để giúp họ sửa đổi. Việc lắng nghe sẽ giúp các thành viên hiểu nhau hơn và tôn trọng nhau hơn.
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất để làm việc nhóm hiệu quả.
2/ Biết tổ chức – phân công công việc
Đây là kỹ năng không thể thiếu trong teamwork yêu cầu trưởng nhóm phải có khả năng giao việc và giải quyết các vấn đề phát sinh trong nhóm, đảm bảo sự đồng đều giữa các thành viên với nhau để tránh sự phân biệt trong công việc và không bị giám đoạn vì bất kỳ lý do gì.
3/ Kỹ năng thuyết phục
Kỹ năng này đòi hỏi bạn thuyết phục như thế nào cho các thành viên thấy rằng tại sao họ nên lắng nghe bạn. Những điều bạn nói ra bạn cần phải hiểu rõ và chứng minh được những điều bạn nghĩ là đúng. Đồng thời bạn cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình
4/ Tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau
Đã là một nhóm làm việc cùng nhau thì tất cả các thành viên đều phải biết tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, nếu đồng đội của mình gặp khó khăn hãy sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ họ. Đồng thời mỗi người nên hạ bớt cái tôi cá nhân để lắng nghe những ý kiến của người khác. Việc làm này sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm lại với nhau và cùng nhau hướng tới mục đích chung cuối cùng.
5/ Có trách nhiệm với công việc của mình
Làm việc một mình hay nhóm bạn cũng cần luyện cho mình kỹ năng có trách nhiệm với công việc. Khi làm việc một mình, kết quả không tốt thì chỉ bạn là người chịu trách nhiệm, nhưng làm việc nhóm thì khác. Nếu bạn ỷ lại hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao nghĩa là bạn đang làm ảnh hưởng đến cả tập thể. Khi đó công lao của những người cố gắng làm tốt cũng bị phủ nhận tất cả, bởi kết quả cuối cùng mới là thước đo kết quả công việc chứ không phải chỉ một phần công việc được hoàn thành.
6/ Không để những hiềm khích cá nhân vào trong công việc
Khi làm việc nhóm bạn hãy bỏ qua hết sự ích kỷ cá nhân, không chấp nhất những chuyện nhỏ, tỵ nạnh với đồng đội của mình, trách va chạm, mâu thuẫn… Hãy thẳng thắn nêu quan điểm cá nhân của bản thân mình, góp ý cho đồng đội sửa đổi. Có như thế, người khác hay chính bản thân mình mới nhận biết được những lỗi lầm cần sửa chữa. Tránh việc nói xấu, tỵ nạnh sẽ làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết của cả nhóm.
7/ Đừng tiết kiệm những lời khen với cố gắng và nỗ lực của các thành viên trong nhóm.
Bất cứ lời động viên, khen ngợi nào cũng đều khiến cho các thành viên cảm thấy công sức của mình được trân trọng, từ đó sẽ thúc đẩy sự đóng góp của bản thân. Vì vậy nếu thấy được sự cố gắng của các thành viên trong nhóm thì bạn đừng ngần ngại dành những lời khen cho họ.
8/ Hãy luôn đúng giờ
Việc luôn đúng giờ thể hiện bạn có tôn trọng nhóm bạn hay không. Thời gian rất quý giá, vậy nên đừng để mỗi người phải mất thêm 5-10 phút để chờ bạn đến, hay phải mất thêm thời gian nhắc lại những gì đã thảo luận trước đó.
9/ Hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Biết mình biết ta, trăm dự án luôn hoàn thành. Việc thấu hiểu vai trò của mình trong việc tương tác với đồng nghiệp khác rất quan trọng. Để tạo được sự tín nhiệm đối với các thành viên còn lại trong nhóm, thì chúng ta phải thể hiện cũng như nhận thức một cách chủ động về vai trò của mình trong tập thể. Điều này có lợi khi người đứng đầu nhóm phân công công việc cho các thành viên. Nếu biết rõ về bạn, họ sẽ có quyết định chính xác hơn, dẫn đến kết quả mỹ mãn hơn.
10/ Trưởng nhóm có năng lực lãnh đạo
Người trưởng nhóm phải đóng vai trò là chất xúc tác kết nối các thành viên trong cùng một nhóm. Đặc biệt, trưởng nhóm cũng phải có khả năng quyết định, tiếp thu ý kiến và đặt ra những mục tiêu phù hợp cho năng lực chung của nhóm mình.
Hiện nay tại ITPlus còn có các khóa học về thiết kế đồ họa, lập trình, quay dựng video cho những bạn muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực này:
Và còn nhiều khóa học khác tại đây
Ban Truyền thông ITPlus Academy