- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Trong thời đại phát triển không ngừng như hiện nay thì để đạt được thành công việc nắm bắt được cơ hội và suy nghĩ sáng tạo là điều rất cần thiết. và để có được chúng thì 2 kĩ năng cực kỳ quan trọng dưới đây sẽ là thứ mà bạn không thể bỏ qua.
2 kĩ năng mà chúng ta đang nhắc đến, trên thực tế không có nhiều người biết đến. Đó chính là Critical Thinking (tư duy phản biện) và Problem Solving (giải quyết vấn đề). Trong số chúng ta, ai cũng từng gắp rất nhiều rắc rối và những thử thách, rắc rối đó sẽ còn theo bạn đến suốt cuộc đời. Quan trọng là cách chúng ta tư duy và đối mặt với chúng như thế nào. Và 2 kỹ năng trên sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề đó.
Critical thinking và Problem Solving là gì?
Critical thinking - Tư duy phản biện là khả năng suy nghĩ một cách rõ ràng và hợp lý về những điều mà bạn làm hoặc những điều mà bạn tin tưởng.
Thay vì sống chết bảo vệ quan điểm của mình, kỹ năng này sẽ cho phép bạn đặt mình vào suy nghĩ của người khác để tìm ra điểm thiếu sót và sau đó hoàn thiện nó.
Problem solving – giải quyết vấn đề là hành động. Với kỹ năng này bạn sẽ có khả năng tập trung và một tình huống để phân tích cụ thể, phân tích nó qua một bức tranh toàn diện, sau đó đối mắt và giải quyết nó. Kỹ năng này cho phép bạn giải quyết những tình huống thực sự đột xuất mà không hề có sự chuẩn bị trước. Nói một cách khác thì đó là khả năng ứng biến.
Tầm quan trọng của 2 kỹ năng
Tại sao đây lại là 2 kĩ năng quan trọng? Chúng ta thử lấy một ví dụ nhé. Bạn đang có một dự án về thiết kế và đã sắp đến thời hạn, cũng chỉ còn khoảng 20% công việc phải hoàn thiện thôi. Tuy nhiên, lúc này bạn chợt nhận ra mình đã mắc phải một lỗi nghiêm trọng, dẫn đến khả năng phải thiết kế lại toàn bộ dự án - tức là không thể hoàn thành kịp deadline. Vậy bạn sẽ làm gì?
Đối với một người thiếu đi Critical Thinking và Problem Solving, họ sẽ rơi vào cảnh cực kỳ hoảng loạn, đi tìm sự giúp đỡ ở khắp mọi nơi, để rồi khi hết deadline mà dự án vẫn... đắp chiếu.
Người thành thạo hai kỹ năng này thì khác. Họ sẽ dừng lại, bình tĩnh và đánh giá sai lầm đó. Nếu nó không quá lớn, họ sẽ tìm cách giải quyết nó, hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ ở một nơi đáng tin cậy.
Mặt khác, nếu không còn lựa chọn nào ngoài việc làm lại toàn bộ dự án, họ sẽ ngay lập tức bắt tay vào việc, huy động mọi sự giúp đỡ có thể. Ngoài ra, họ sẵn sàng thông báo lại cho cấp trên để dời deadline, đặng hoàn thiện kịp dự án.
Cũng vì vậy, mà những người sở hữu 2 kỹ năng này từ khi đi học đã không coi chuyện sách vở là vấn đề quá lớn, mà vẫn đạt được thành tích cao. Khi ra đời, họ cũng là những người có khả năng thăng tiến và năng suất làm việc cao hơn. Problem Solving và Critical Thinking là hai kỹ năng quan trọng nhất mà những nhà tuyển dụng, các CEO đang tìm kiếm ở nhân viên.
Làm thế nào để sở hữu và áp dụng 2 kỹ năng này?
Tuy là 2 kỹ năng, nhưng trên thực tế chúng có liên quan mật thiết đến nhau. Chúng ta hãy cùng thử thực hiện các bước sau để có thể áp dụng 2 kỹ năng này nhé!
Đầu tiên là nhận biết vấn đề: bạn cần xác định vấn đề thực sự là gì! Đôi khi, bạn có thể nhận ra vấn đề chỉ là một sự nhầm lẫn, không quá quan trọng. Và nếu nó là vấn đề thực sự, bạn cần phải xác định xem độ lớn của nó đến đâu.
Theo Barry Lubetkin, một nhà tâm lý học tại New York, cách một người hệ thống hóa về cái lợi và hại của một vấn đề, xác định nó một cách rõ ràng, cũng là thể hiện sự thông minh của người đó.
Tiếp theo là phân tích: Hãy phân tích nó theo nhiều góc độ khác nhau. Có thể giải quyết được không? Bạn có thể giải quyết nó một mình hay phải cần sự giúp đỡ từ người khác? Với bước này, đôi khi bạn có thể đưa ra một giải pháp ngay lập tức.
Bước ba: động não và đưa ra nhiều hơn một giải pháp mang tính khả thi. Bởi vì một vấn đề luôn có nhiều cách giải quyết khác nhau. Đưa ra nhiều giải pháp và thu hẹp dần chúng lại, bạn sẽ có được kết quả tốt nhất.
Sau khi đưa ra giải pháp, bạn sẽ quyết định cái nào là phù hợp nhất. Và sau cùng là hành động: giải quyết theo những gì đã đặt ra.
Đó là những cách tốt nhất để bạn rèn luyện 2 kỹ năng quan trọng bậc nhất thế kỷ 21 mà ai cũng cần phải có.
Ban truyền thông ITPlus