- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Đối với nhiều teen, việc chọn khối, chọn ngành thi đại học đã được lên kế hoạch sẵn từ khi học trung học cơ sở. Nhưng không ít teen thậm chí đến lớp 11, 12 vẫn chưa định hướng rõ khối thi để luyện thi Đại học.
Những môn teen chọn thi đại học thường là những môn bản thân học tốt nhất và yêu thích nhất. Chúng thường được teen đầu tư nhiều thời gian lẫn công sức hơn.
Nguyên nhân
Lực học không đều giữa các môn
Nhiều bạn chọn khối A làm khối thi, học khá Toán, Lí nhưng lại lẹt đẹt môn Hóa. Có bạn chọn khối D, kiến thức Văn, Anh khá vững nhưng lại "gà mờ" môn Toán.
Nhiều hơn cả là những teen học trội những môn ít liên quan đến nhau và chưa có khối thi cho những bộ đôi, bộ ba này, ví dụ như môn Sinh và tiếng Anh…
Không tự xác định đường đi cho bản thân, bị tác động
Có những bạn học khá tất cả các môn nhưng không thật sự bứt phá ở một số môn nhất định. Khối nào teen cũng có thể thi nhưng không chắc chắn vào lượng kiến thức mình đang có.
Cũng không ít teen bị tác động từ bên ngoài, như chọn khối theo ý của ba mẹ hoặc do thấy bạn bè học môn này, vào trường này, ngành này nhiều nên cũng nhắm mắt chọn theo mà không hề xét đến việc mình có thích, mình có học tốt khối đó hay không.
Linh (sv năm 2 - ĐH Thăng Long) là một thực tế khi vướng phải những lí do trên. Lên lớp 12, khi bạn bè ai nấy đều chọn cho mình một khối thi, miệt mài ôn luyện thì cô bạn vẫn phân vân không biết chọn khối nào. Linh thậm chí còn không biết mình thích học ngành nào, đam mê công việc gì trong tương lai. Linh học tốt các môn xã hội: Văn, Sử, Địa nhưng không thích các chuyên ngành khối C mà lại đăng kí hồ sơ vào khoa Quản trị kinh doanh của đại học Công Đoàn, thi khối D. Trong khi đó, bố mẹ Linh thì luôn định hướng cho con gái học ngành Kế Toán và kết quả là cô bạn đăng kí nguyện vọng 2 theo sự lựa chọn của phụ huynh.
Các khóa đào tạo lập trình và đồ học tại Itplus
Khóa học lập trình ứng dụng di động IOS
Khóa học đào tạo doanh nghiệp xử lý ảnh trong photoshop
Xác định khối thi không đúng năng lực, sở thích của bản thân luôn dẫn đến những thất bại đáng tiếc.
Hệ quả
Mất phương hướng và không còn động lực học
Có teen định hướng ngành học, khối thi từ khi bắt đầu học trung học cơ sở. Sau một quá trình học tập dài hơi, vì thấy việc học hành không đi đến đâu như bài vở vừa nhiều, vừa khó, cảm thấy mình không thích hợp với các môn học mình dùi mài bấy lâu, muốn thử những môn học khác nên teen chẳng ngần ngại chuyển khối và bị "lạc lối" trong sự lựa chọn của chính mình.
Việc không xác định đúng khối thi, ngành học phù hợp luôn mang lại kết quả không mong muốn. Rất ít teen mắc phải một trong những trường hợp trên có khả năng đỗ đạt vào những trường đại học chính quy.
Linh sau một kì ngồi trên giảng đường đại học. Một phần vì chưa thích ứng được với môi trường học tập mới, một phần chán nản vì cho rằng chuyên ngành Kế toán không phù hợp với bản thân, cô bạn quyết định bảo lưu kết quả, ở nhà ôn luyện thi Đại học tháng bảy. Gia đình, họ hàng, bạn bè ra sức thuyết phục, động viên tinh thần thì cô bạn mới chịu quay lại trường.
Lời khuyên
Trong quá trình học tập, teen mình nên định hướng trước cho bản thân khối, ngành học phù hợp với sở thích, năng lực bản thân. Bắt đầu vào trung học phổ thông, teen nên đầu tư thời gian nhiều hơn một chút cho những môn mình yêu thích, khối học mình định thi. Nhờ thầy cô, anh chị tư vấn (người đi trước thường có nhiều kinh nghiệm hơn mà). Nếu chán nản và có ý định chuyển khối thi đại học, teen mình đừng vội vàng từ bỏ mà hãy bình tĩnh nhìn nhận lại vấn đề, xem mình học hổng kiến thức ở đâu, tại sao mình lại từ bỏ để theo đuổi ngành học khác, liệu mình có thể học kịp các môn học đó hay không trong khi thời gian không còn nhiều.
Học tập là một quá trình trau dồi, rèn luyện kiến thức dài hạn. Đam mê và cố gắng hết mình thì bạn sẽ thành công. Mong rằng các bạn có thể lựa chọn được khối thi phù hợp để luyện thi Đại học đạt kết quả tốt nhất.
ITPlus (ST)