BỘ LĐ NHẬT BẢN CHÍNH THỨC TĂNG GIỜ LÀM CHO DU HỌC SINH NƯỚC NGOÀI

28-03-2018 11:22

Theo thời sự trưa ngày 23/3/2018: Bộ LĐ Nhật bản đã chính thức công bố tăng giờ làm cho các du học sinh nước ngoài tại Nhật Bản. Với tình hình hiện nay đầu tháng 12, 9 tỉnh tại Nhật Bản đã thống nhất tăng thời gian làm việc cho người lao động nước ngoài cũng như tăng thời gian làm việc cho các du học sinh đang sinh sống tại Nhật Bản vào ngày 1/4/2018 và đã được thủ tướng chính phủ ShinZo Abe phê duyệt.

Ngỡ ngàng với mức lương làm thêm của du học sinh tại Nhật

Đâu là những công việc làm phổ biến nhất tại Nhật Bản

Giới thiệu và hướng dẫn cách tìm việc làm thêm tại Nhật Bản

 

 

Các tỉnh ở khu vực Kyushu đã đề xuất thành công việc tăng giờ làm thêm cho du học sinh Nhật Bản lên 36 tiếng/ tuần do tình trạng già hóa dân số, thiếu hụt lao động trầm trọng. Đề xuất này đã được chấp thuận và bắt đầu được thực hiện từ ngày 01/04/2018. Cuộc họp giữa Bộ LĐ và Chính phủ Nhật đã ra quyết định cho phép các du học sinh nước ngoài tăng giờ làm vì Nhật Bản đang đứng trước thế vận hội 2020 nên nguồn lao động của đất nước này cũng đang thiếu hụt một cách trầm trọng. Để không ảnh hưởng đến việc học của các du học sinh thì các cơ sở giáo dục này đã có bản đăng ký chấp nhận “không ảnh hưởng đến việc học” như vậy các bạn sinh viên mới có thể được tăng giờ làm lên tổng tối đa là 36 tiếng/tuần.

Việc làm thêm ở Nhật Bản từ lâu đã trở thành một trong những đặc điểm đặc biệt và phổ biến của các du học sinh Nhật Bản, nó không chỉ phổ biến với người nước ngoài mà ngay cả đối với những sinh viên người Nhật, những sinh viên ở đây họ cũng rất thích làm những công việc bán thời gian này.

Với nền kinh tế phát triển và năng động, các công việc làm thêm tại Nhật Bản ngày càng trở nên đa dạng như làm trong quán ăn, siêu thị, tiệm bánh, cổng trường,…và rất nhiều các công việc khác.

Tại sao ở Nhật Bản, họ thường khuyến khích du học sinh, sinh viên đi làm mà không muốn tuyển nhiều tu nghiệp sinh các nước khác sang? Đó là vì giữa chủ lao động và người lao động là du học sinh không có sự giằng buộc quá lớn vào giấy tờ, chủ lao động rất dễ tuyển được người làm thêm cho mình mà không mất quá nhiều công sức. Trong khi đó đối với tu nghiệp sinh khi chuyển sang lại cần rất nhiều giấy tờ liên quan và phải chịu rất nhiều điều quản lý của chính phủ.

 

 

Để chuẩn bị cho kỳ thế vận hội Olympic 2020, Nhật Bản đang dự kiến cần 50.000 – 60.000 người lao động và đây quả thực là bài toán khó đầy thách thức đối với họ. Vì thế họ đã đưa ra quyết định tăng giờ làm thêm cho du học sinh từ 28 tiếng/ tuần lên thành 36 tiếng/ tuần để khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động hiện tại và tương lai.

Oita là tỉnh đầu tiên cho phép du học sinh làm 36 tiếng/ tuần và 9 tỉnh khác như Yamaguchi, Okinawa, Kyushu,…cũng chính thức được đưa ra phương án tăng giờ làm thêm cho du học sinh. Điều này sẽ giúp cuộc sống của các du học sinh trở nên dễ dàng hơn, tăng giờ làm tức là tăng thu nhập và giúp các doanh nghiệp giải quyết được vấn đề thiếu hụt lao động.

Tin vui đối với người lao động

Đối với những lao động có tay nghề cao sau 1 năm làm việc tại Nhật thì sẽ được cấp thẻ xanh, rút ngắn đượ 4 năm so với yêu cầu hiện nay là có ít Nhất 7 năm làm việc tại Nhật Bản, cùng với đó, Nhật bản đã ghi tên mình trong các quốc gia có chương trình cấp thẻ xanh nhanh nhất thế giới.

Chính sách nhập cư mới cũng vừa được Chính phủ Nhật Bản công bố và sẽ được chính thức cụ thể hóa từ cuối tháng 12/2017. Theo đó, việc cấp thẻ xanh cho nguồn nhân lực có tay nghề cao chỉ sau một năm làm việc tại Nhật bản sẽ bắt đầu có hiệu lực. Vậy nên, người lao động sẽ rút ngắn được 4 năm so với nhu cầu hiện nay là họ phải có thời gian làm việc ít nhất 5 năm tại Nhật để có thể đăng ký thẻ xanh.


Những đối tượng phù hợp theo chính sách này được cho là những lao động tay nghề cao trong lĩnh vực thông tin, công nghệ, du lịch hay những người giữ các chức vụ quản lý cao trong các công ty. Điểm đánh giá tay nghề, kinh nghiệm làm việc và thu nhập hàng năm phải đạt trên 70 điểm theo thang đánh giá của Văn phòng nhập cư Nhật Bản.


Với những yêu cầu này, giới chức Nhật Bản ước tính hiện có khoảng 2.700 lao động nước ngoài trong diện có thể xin visa vĩnh trú (lưu trú vĩnh viễn) chỉ sau 1 năm làm việc.
Theo số liệu thống kê, trong số lao động nước ngoài ở Nhật Bản, người Việt Nam nhiều thứ 2, chỉ sau Trung Quốc nhưng họ chủ yếu làm việc trong các nhà máy nhỏ, tầm trung hay làm điều dưỡng viên chứ chưa có nhiều người được xếp vào hàng lao động tay nghề cao.


Về cơ bản, Chính phủ Nhật Bản không cho phép người nhập cư định cư ở nước này. Vì thế, chính sách đã mở nhưng để đáp ứng được các tiêu chuẩn, kiến thức và kinh nghiệm của người lao động Việt Nam tại Nhật phải được mở rộng hơn.


Tin vui với du học sinh

 


Sang năm 2018, quy định này sẽ được dỡ bỏ để cho phép du học sinh Việt Nam gia hạn hơn 6 năm. Dự luật được Thượng viện Nhật Bản thông qua từ đầu tháng 12/2018, mở ra thêm cơ hội cho người lao động có thể làm việc tại Nhật.


Đây là động thái nhằm thu hút nguồn nhân lực giá rẻ, trong khi người dân Nhật ngày càng già đi. Trong khi đó, thị trường Xuất khẩu lao động Hàn Quốc giá rẻ ngày càng thu hút nhiều người dân các nước tham gia khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Nền kinh tế Nhật Bản không thể để tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động, vì thế, chính phủ đã quyết định nới rộng cho lao động nước ngoài.


Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều từ chính sách mới này. Hiện tại, hầu hết lao động của nước ta sang Nhật theo hình thức thực tập sinh kỹ năng. Sau thời gian 3 năm làm việc, họ đã đặt được mối quan hệ tốt với chủ doanh nghiệp nên việc gia hạn trở nên dễ dàng hơn.


Xuất khẩu lao động trở thành nguồn động lực rất tốt để phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt các vùng nông thôn như Nghệ An, Hà Tĩnh. Vì thế, khi chính phủ Nhật Bản mở cửa, sẽ rất nhiều người đã có kinh nghiệp được tiếp tục ở lại. Họ sẽ có cơ hội chuyển sang một công việc lương cao hơn nhờ kỹ năng tay nghề đã được trau dồi theo thời gian.
Các tỉnh khu vực Kyushu đã nghiên cứu đề xuất thành công cho phép du học sinh nước ngoài được làm 36 tiếng /1 tuần.


Tỉnh Oita đã đứng ra kêu gọi 9 tỉnh khác như Yamaguchi, Okinawa, Kyushu…cùng đề xuất đưa ra phương án cho du học sinh được phép tăng giờ làm thêm từ 28 tiếng như hiện nay lên 36 tiếng một tuần. Điều này sẽ giúp cuộc sống du học sinh trở nên dễ dàng hơn, và cũng giúp các doanh nghiệp giải quyết được vấn đề thiếu hụt lao động.

Để không ảnh hưởng đến việc học, các cơ sở giáo dục của tỉnh Oita đã có đăng ký chấp nhận “không ảnh hưởng đến việc học”, thì họ sẽ cho phép du học sinh làm đến 8 tiếng 1 ngày vào cuối tuần. Như vậy, mỗi tuần các bạn sinh viên Nhật Bản sẽ được làm tối đa là 36 tiếng.


Cùng với đó, Nhật Bản sẽ mở rộng từ chỉ chấp nhận cho những sinh viên Đại học năm 4 đã hoàn thành 90% các chỉ cần thiết để tốt nghiệp được đi thực tập có lương (28h/ tuần) như hiện nay, thành các sinh viên năm 3 đã hoàn thành 80% các chỉ cần thiết để tốt nghiệp. Tạo ra các biện pháp đặc biệt để cho phép gia hạn visa không chỉ các đối tượng du học sinh nước ngoài xin việc tại các doanh nghiệp đang gặp khó khăn.


Một tin vui nữa cho các bạn du học sinh đó là hiện nay, Chính phủ Nhật đã cho phép du học sinh được ở lại lâu hơn để làm việc và định cư. Theo đó, du học sinh Việt có thể ở lại hai năm sau tốt nghiệp, trước đây thời gian chỉ là 1 năm. Điều này đã trở thành là một trong những động lực để nhiều bạn học sinh vừa học hết cấp 3 có thể tìm đường đi du học Nhật thay vì Xuất khẩu lao động Đài Loan giá rẻ hay các nước khác.

Các bạn sẽ có 4 năm học tập bên xứ người, ngoài thời gian đi học, các bạn vẫn có thể tranh thủ đi làm. Với việc sau khi ra trường, du học sinh được ở lại hai năm sẽ rất tốt để các tân kỹ sư, cử nhân tìm được việc làm, lương cao, tích lũy được kinh nghiệm sau này về phục vụ đất nước, đồng thời tăng thêm thu nhập cho gia đình.


Ban Truyền thông ITPlus Academy

 

Bài viết cùng chủ đề