NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRONG VĂN HOÁ NHẬT BẢN

19-04-2018 14:27

Nhật Bản là một đất nước nghèo ở Đông Á, đây là một đất nước chịu sự thất bại từ chiến tranh thế giới thứ 2 và sự tàn phá của thiên nhiên. Bằng nỗ lực của mình, Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi lại đất nước và ngày nay đã trở thành những nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới. Có được những thành tựu như vậy, văn hóa Nhật bản cũng được đánh giá là một yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công ấy, là động lực thúc đẩy sự thay đổi của đất nước. Không chỉ nỗ lực trong việc khôi phục kinh tế mà Nhật Bản còn phải nỗ lực cả trong việc phòng chống thiên tai, sóng thần, núi lửa … để tạo nên sự uy tín với các nước trên thế giới bởi sự kiên cường, đoàn kết và trật tự của người Nhật.

Trải nghiệm cuộc sống du học sinh Nhật Bản

Khái quát về cuộc sống ở Nhật Bản

Những tên gọi khác của đất nước Nhật Bản bạn đã biết?

 

 

1. Văn hóa Nhật Bản mang đậm bản sắc văn hóa riêng

Văn hóa ở Nhật Bản được kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa hiện đại đến truyền thống tạo nên nét đặc trưng trong văn hóa của con người Nhật Bản. Để có thể giải thích được về bản sắc dân tộc của văn hóa Nhật Bản có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Nhưng nổi bật là ý kiến cho rằng do đất nước Nhật Bản được bao quanh là biển đảo, chưa hề có cuộc chiến tranh xâm lược nào nên những điều kiện tự nhiên và xã hội đã tạo cho xã hội một sự thống nhất về văn hóa N hật Bản. Có ý kiến khác lại cho rằng chính điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt với nhiều thiên tai như động đất, sóng thần… đã tạo ra một ý chí, nghị lực kiên cường, đoàn kết chống lại thiên tai của người dân Nhật Bản. Không phải chịu cảnh chiến tranh nhưng người dân Nhật Bản lại phải đấu tranh với thiên nhiên và khí hậu đầy khắc nghiệt để đảm bảo cuộc sống đã tạo nên cho con người Nhật Bản dự cần cù, chịu khó và bền bỉ

Du học Nhật Bản cùng ITPlus Academy

 

 

2. Văn hóa trà đạo ở Nhật Bản

Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12. Chỉ một ly trà xanh nho nhỏ nhưng với người Nhật nó lại như một ốc đảo trong tâm hồn rộng lớn. Họ cho rằng thông qua cách uống trà và thưởng thức trà đạo co có thể phát hiện được giá trị tinh thần cần có của bản thân mỗi con người. Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ hòa, kính, thanh, tịch. Hòa là hòa bình, kính là tôn trọng người trên, yêu thương bè bạn, con cháu, thanh tức là thanh tịnh, thanh khiết, còn tịch là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo an nhàn.

 

 

 

Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên… Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:

 

 

 

  • Kiểu Saikeirei: cúi x uống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.
  • Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.
  • Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông. Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào.

3. Phong tục và những nghi lễ ở Nhật Bản

Giữ gìn và phát huy nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc của người Nhật là một trong những nguyên nhân cơ bản giải thích tại sao Nhật Bản không diễn ra tình trạng cướp bóc hay tư lợi trong thảm họa động đất, sóng thần vừa qua, và có nhiều người Nhật đang trở thành đội quân cảm tử, bất chấp mạng sống của mình trong các nhà máy điện hạt nhân.

Trong quá trình phát triển, văn hóa Nhật không bảo thủ đóng kín mà nhạy cảm tiếp nhận những cái mới. Tuy nhiên, người Nhật luôn biết giữ gìn bản sắc dân tộc. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và phương Tây đến văn hóa Nhật Bản là không nhỏ, nhưng người Nhật đã biết tiếp nhận ở một cách riêng, tạo nên nét độc đáo trong văn hóa Nhật.

4. Kimono – Trang phục truyền thống của người Nhật Bản

 

 

Kimono có nghĩa là: “đồ để mặc”, hoặc Hòa phục, nghĩa là “y phục Nhật” là loại y phục truyền thống của Nhật Bản

Kimono dành cho phụ nữ chỉ có một cỡ duy nhất, người mặc cần phải bó y phục lại cho phù hợp với bản thân mình. Kimono có 2 loại, tay rộng và tay ngắn. Phụ nữ đã lấy chồng thường không mặc loại tay rộng, vì rất vướng víu khi làm việc. Khi mặc kimono phải mặc juban trước, là một áo kimono lót để bảo vệ kimono khỏi dơ, sau đó cuốn bên phải vào trước, bên trái vào sau, và thắt lại bằng thắt lưng Obi làm bằng lụa, rất đắt tiền. Nếu quấn bên trái trước nghĩa là bạn sắp đi dự tang lễ. Việc mặc kimono rất mất thời gian, và hầu như không thể tự mặc. Người mặc kimono phải đi guốc gỗ, và mang bít tất Tabi màu trắng.

Người Nhật Bản đã sử dụng kimono trong vài trăm năm. Ngày nay, Kimono thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết. Phụ nữ Nhật Bản mặc kimono phổ biến hơn nam giới, thường có màu và hoa văn nổi bật. Phái nam dùng kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo, và kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, và màu tối hơn.

Ban Truyền thông ITPlus Academy

Bài viết cùng chủ đề

1