Định hướng chọn trường, chọn ngành, chọn nghề

06-01-2016 11:59

Thành công trong cuộc sống vốn là ước muốn của mỗi người. Thành công trong việc chọn trường, chọn ngành, chọn nghề là con đường dẫn chúng ta đến thành công trong cuộc sống. Làm thế nào để chọn một con đường dẫn đến thành công? 

Sẽ có nhiều con đường dẫn đến mục tiêu, và không có con đường đúng chung cho tất cả mọi người. Mỗi người cần phải có một con đường riêng. Theo tôi, con đường đúng của mỗi người là con đường phù hợp với năng lực thật sự của bản thân người đó.
 

Không ai hiểu mình bằng mình. Nhưng các em học sinh chưa đủ trưởng thành, chưa ý thức sâu về tầm quan trọng của việc hiểu năng lực thật sự của bản thân. Chính vì vậy, sự hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô giáo là điều tất yếu. Cha mẹ cần phải luôn ở bên cạnh con em mình để hỗ trợ, hướng dẫn các em hiểu sâu sắc về bản thân, để từ đó, giúp các em chọn đúng trường, đúng ngành, đúng nghề. Cha mẹ không nên gây áp lực cho con cái mình phải đậu vào trường này, trường nọ, cũng không nên áp đặt con mình chọn một con đường không phù hợp với chính bản thân các em.

Học lực ở phổ thông tốt sẽ giúp các em bước vào đại học dễ hơn. Tuy nhiên, thành công trong sự nghiệp, không chỉ đơn giản là nhờ vào kết quả học tập mà còn nhiều yếu tố khác. Học lực tốt chỉ là một phần, không phải là tất cả. Theo tạp chí Fortune, hơn 50% các vị Tổng giám đốc ngày này ở Mỹ có chỉ số điểm loại C ở trường đại học và hơn 75% các vị Tổng thống Mỹ tốt nghiệp Đại học thấp hơn một nữa số điểm sinh viên trong lớp. Nếu không giúp các em chọn đúng trường, đúng ngành, đúng nghề, thì học lực tốt ở phổ thông không giúp các em nhiều trong quá trình chinh phục đỉnh cao của sự nghiệp sau này.

Những em có học lực phổ thông tốt, có nhiều sự lựa chọn hơn, được quyền thi vào trường đào tạo tốt hơn, nhưng không được quên một yếu tố rất quan trọng: sự phù hợp giữa ngành nghề trường đó đào tạo và năng lực bản thân mình. Những em có học lực trung bình, thay vì vào đại học, các em có thể chọn học trung cấp, sau đó đi làm, học lên cao đẳng, học lên đại học, có thể học cao hơn nữa. Các em có thể học cả trường lớp lẫn trường đời thay vì học trường lớp rồi học trường đời.

Itplus Academy

Khóa học lập trình Android cơ bản và nâng cao

Khóa học kiểm thử phần mềm Tester

Khi hỗ trợ các em đánh giá năng lực bản thân để thi cử, chọn trường, chọn ngành, chọn nghề, chúng ta thường tập trung vào năng lực học, và bỏ qua yếu tố rất quan trọng: năng khiếu. Năng khiếu là phương tiện chắc chắn để xác định tiềm năng lớn nhất ở mỗi người. Nó là những mô hình của tư tưởng, cảm giác hoặc tư cách xuất hiện một cách tự nhiên. Năng khiếu là thiên phú. Nó là sự liên kết chặt chẽ của các tế bào não. Năng khiếu được mô tả như "một khả năng đặt biệt của tự nhiên". Các bậc cha mẹ cố gắng nhận dạng năng khiếu mạnh nhất của con em mình để tập trung việc học, chọn ngành, chọn nghề vào việc xoay quanh và hỗ trợ cho năng khiếu. Như thế cuộc cống của các em sau này luôn nằm trong thế mạnh và phát huy hết tiềm năng. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên làm hai việc: nhận dạng năng khiếu của con em mình và tìm hiểu xem trường nào, ngành học nào, nghề nào phù hợp với năng khiếu đó.

Theo cái nhìn thông thường, khó mô tả được năng khiếu, nhưng chúng để lại các dấu vết. Để chỉ ra được năng khiếu này, bậc cha mẹ nên quan sát con em mình để có thể nhận ra dấu vết này. Trước hết, hãy theo dõi phản ứng nhanh nhất một cách tự nhiên trong những tình huống con em mình phải đương đầu. Những tình huống này cung cấp dấu vết năng khiếu rõ nhất. Nếu con bạn thích thú với tình trạng bấp bênh, tin rằng mọi lúc, dù sai hướng, nó vẫn làm sáng tỏ được, thì có lẽ con bạn là người được ban tính năng động, một năng lực hoạt động trước các sự kiện không rõ ràng. Những ngành nào, nghề nào đòi hỏi sự năng động, luôn thiếu thông tin thì bạn định hướng con em chọn ngành nghề đó. Trường hợp này, cha mẹ nên định hướng con em chọn ngành kinh doanh. Nếu con bạn ngưng ngay, chờ đến khi có thêm sự kiện cụ thể, con bạn có tính phân tích, thích hợp cho công việc nghiên cứu...

Thứ hai, ba đầu mối để nhận biết năng khiếu: Sự khao khát, tiếp thu nhanh và những thỏa mãn. Khi học các kiến thức hoặc kỹ năng nào đó, con bạn tiếp thu rất nhanh, hoặc sau mỗi lần làm công việc gì đó, con bạn có một cảm giác rất tốt, thì con bạn có năng khiếu về công việc đó. Ví dụ, các ý nghĩ lúc đầu rất khó khăn, mọi sự kiện còn đang tĩnh lặng, con bạn có khả năng khơi dậy chúng, làm cho chúng trở nên sôi động. Con bạn chuyển chúng thành những câu chuyện hấp dẩn và kể ra. Như vậy, con bạn có một năng khiếu về giao tiếp, về ngành văn chương, viết kịch sẽ phù hợp với con bạn...

Trong khi mọi người đang vui chơi, con bạn đang khao khát ngồi cạnh người thợ hàn nồi, tháo vòi nước ra, xem nó hoặt động thế nào. Con bạn đã có sẵn đầu óc phân tích. Ngành nghề kỹ thuật sẽ phù hợp cho con bạn.

Tóm lại: cha mẹ nên tham gia vào việc định hướng cho con chọn trường, chọn ngành, chọn nghề dựa trên năng lực bản thân của các em. Nó gồm hai yếu tố chính: năng lực học ở phổ thông và năng khiếu nổ trội của con em mình. Không nên tách rời hai yếu tố này. Năng lực học để thi vào các trường, năng khiếu để chọn ngành, chọn nghề.

Nguồn: ITPlus (ST)

Bài viết cùng chủ đề

1