- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Kiến thức
- Tin THPT
- Liên hệ
Nhân một buổi sáng cuối tuần, Ban Truyền thông Viện Công nghệ thông tin ITPlus đã có dịp trò chuyện cùng Đặng Văn Duy – học viên lớp GU0722E khóa Lập trình Unity. Là một trong những học viên có đồ án tốt nghiệp xuất sắc nhất lớp GU0722E, Duy đã được ông Vũ Xuân Thạnh - Giám đốc công ty AM Game (trực tiếp tham gia buổi bảo vệ đồ án ngày 11/2/2023) gửi lời mời phỏng vấn. Hiện Duy đã bắt đầu công việc tại công ty và có một số chia sẻ cùng Ban Truyền thông ITPlus. Hãy cùng chúng mình trò chuyện cùng Duy nha!
Mình là Đặng Văn Duy, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, là học viên lớp GU0722E của khóa lập trình Unity bên Viên Công nghệ thông tin ITPlus.
Sở thích của mình là game điện tử nói chung, mình thỉnh thoảng có hứng thú với sáng tác nhạc và vẽ, những thứ liên quan tới việc làm game.
Cũng là từ sự ngẫu nhiên mà thôi. Mình lúc đó đang là sinh viên năm cuối Khoa Ngôn ngữ Anh của đại học Thương Mại, ở trong nhà cách li đồng lòng chống dịch, thực hiện 5K cùng sự chỉ đạo và lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước Việt Nam. Trong khoảng thời gian này, mình đã rất băn khoăn về bản thân mình muốn thực sự làm gì, đạt được cái gì trong tương lai, một công việc mình thực sự muốn làm. Điều này cũng bắt nguồn từ việc mình là một người không chịu được áp lực tốt lắm đặc biệt đối với những thứ mà mình không hứng thú nhưng vẫn bị bắt buộc phải làm. Do đó, mình đã rất đắn đo về sự nghiệp tương lai trong khi bạn bè xung quanh quen biết đã biết họ đã và đang, chuẩn bị để làm công việc gì.
Để rồi một hôm ở nhà cách li như bao ngày, mình và mấy anh bạn quen từ lâu rủ chơi một trò chơi mang tên Ninja school online. Một trò mobile mà đã có 3 phiên bản chơi offline từ hồi còn bé hơn mình đã chơi và phá đảo. Lúc đó, mấy thằng nhận ra:
- “ Sao bản online này cơ chế chiến đấu lại khác hoàn toàn so với mấy phiên bản trước, chẳng lẽ họ không thể để nhân vật tự chém ở nơi mình đứng và ai đứng gần đấy bị sát thương sao?”
- “ Tại sao nhân vật phải lock target rồi tự chạy đến đấy để kích hoạt sát thương. Ê Mạnh( một anh bạn trong nhóm), chú mày biết lập trình thì thử làm game như này nhưng với tính năng cũ đi”
Buồn cười thay, nó đáp lại rằng “Sao chú mày(tôi) không tự thử đi?”. Thế là mình cũng băn khoăn liệu mình có thể làm được hay không. Biết mình có khoảng thời gian thừa khi đang ở nhà vì dịch bệnh, cho nên mình bắt đầu thử tự học ở mọi nền tảng cho học có thể. Ban đầu, đó là tự học viết code qua ngôn ngữ C# rồi Python, làm mấy bài tập cho sẵn ở trên trang web tương tác với code để nó chạy, hoặc không có lúc tự tải về cái IDE cần thiết để dùng.
Dần dần, mấy cái code căn bản mình viết đã hoạt động được như mong muốn và lúc đó mình muốn tìm hiểu về engine để hỗ trợ làm ra được game. Tới lúc này, các bạn sẽ tưởng mình sẽ bắt đầu tham gia khóa ITPlus và học tập Unity Engine đúng không? Nhưng mà engine làm game tự học đầu tiên của mình đó lại là một engine khác mang tên là Godot Engine.
Và đây mới thực sự là lúc mình biết được mình sẽ đi theo ngành lập trình game. Đầu tiên là học lại ngôn ngữ dựa vào Python để viết các tính năng engine, rồi sau đó học các hướng dẫn làm các tính năng cơ bản của engine ở trên mạng do cộng đồng engine này tham gia trong các diễn đàn. Cứ lặp lại liên tục như vậy đến khi mình nhận ra được rằng mình có thể thay đổi trình tự hoạt động của code theo ý muốn của mình cũng như tự nghĩ ra logic áp dụng vào tính năng cho cái demo game nho nhỏ của mình (nhân tiện loại game mình demo lúc đó là tựa game phong cách metroidvania chặt chém 2D như Hollow Knight).
Cứ thế mỗi ngày, có thời gian cảm hứng để viết code, mình lại nghĩ ra một tính năng mới mà thường thấy trong một game bình thường
để cho vào demo nho nhỏ đó. Gameplay (kĩ năng, trang bị, di chuyển, trạng thái nhân vật,..) rồi sau đó màn hình UI, HUD thể hiện, tất nhiên cũng sơ sài về ý tưởng và code cũng hơi bị lộn xộn như cuộn chỉ vì không được hướng dẫn bài bản khi kết hợp các chức năng lại với nhau. Đôi lúc, mình cùng máy điện thoại của mình ngồi vẽ những bức họa Texture để ném vào trong dự án đó để có hiển thị như mong muốn.
Rồi ngày nhận bằng tốt nghiệp đại học đã đến, mình lúc đó quyết định sẽ đi học lập trình Unity tại ITPlus từ những người có kinh nghiệm đi trước để củng cố kiến thức cho bản thân cho ngành mình làm và tìm kiếm cơ hội để làm việc cho các công ty studio làm game hiện nay ở nơi mình sống. Mình muốn chứng tỏ và được công nhận sau này là một lập trình viên làm game đỉnh cao bằng việc làm nhiều dự án và hướng đến dự án Dream Game tầm cỡ sau này.
Ngoài kiến thức về Unity Engine được sự chỉ bảo tỉ mỉ thầy Nguyễn Xuân Lâm dạy. Em nhận ra em đã lĩnh hội được một điều rất quan trọng đó là trở nên kiên nhẫn, tôn trọng và không từ bỏ.
Vì thế nên mình phải kiên nhẫn, không từ bỏ và đặt niềm tin về những gì mình muốn làm trong ngành này. Hơn nữa, thầy Lâm vẫn nỗ lực để truyền đạt cho chúng mình được lượng kiến thức lớn nhất, mình càng có động lực và có niềm tin về những gì ở phía trước mình hơn
Bởi vậy mình thấy rèn luyện kỉ cương, tinh thần là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà mình học được ở ITPlus. Không có những đặc điểm như chúng thì việc nào mình làm có thể tận tâm được phải không?
Tất nhiên, nếu phải kể đến kĩ năng thực sự mình hiểu và thành thục, đó là kĩ năng tự học. Như đã nhắc ở câu hỏi trước đó, mình đã tự dành thời gian để học tập và tìm hiểu những thứ liên quan đến ngành này rồi kể cả trong quá trình học tại ITPlus.
Dù là khóa học từ 0 cho đến trở thành lập trình viên, mình thấy khi đã được hướng dẫn những căn bản được dạy ở buổi học thì cũng cần phải tìm hiểu thêm để nhớ được bài học và sử dụng chúng sau này trong quá trình làm việc. Vì mình cho rằng các kiến thức được dạy rất quan trọng cho lập trình viên, sau này người lập trình sẽ gặp muôn vàn kiểu rắc rối về chương trình mà ta cần những hiểu biết quan trọng để xử lí và giải quyết vấn đề.
Giám đốc Vũ Xuân Thạnh tham gia buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp ngày 11/2/2023 cùng bạn Đặng Văn Duy
Đồ án cuối khóa thường là yếu tố quyết định trong việc xếp hạng điểm và đánh giá năng lực của học viên trong tương lai gần. Không chỉ như vậy, đây là cơ hội để thể hiện với thầy giáo hướng dẫn của mình khả năng và kĩ thuật cùng với những kiến thức đã học trong khóa học vừa qua. Vì vậy, mình đã gặp không ít những phiền muộn và nghi ngờ về thực lực của mình trong việc viết code và thiết kế cấu trúc của game theo ý tưởng hình dung trong đầu của mình.
Không chỉ như vậy, mình cũng gặp một chút áp lực về thời gian. Khoảng hơn 2 tháng là một thời gian lý tưởng để hoàn thành một đồ án tốt. Tuy nhiên, do mình vướng với thời gian làm fulltime cùng với dự án ở công ty lúc bấy giờ cho nên mình cần cân bằng và điều chỉnh thời gian cá nhân tốt hơn để có thể hoàn thành đồ án.
Còn về thiết kế kĩ thuật cho game, việc vừa xin đi thực tập và vừa học 2 buổi/tuần ở ITPlus khiến mình ổn định về khả năng logic và sử dụng các công cụ cần thiết để làm ra đồ án.
Tất nhiên là có sự khác biệt lớn rồi. Đầu tiên, giờ làm nhiều hơn giờ học này, mình sẽ bị các nhân viên khác dí đầu một thực tập sinh như bản thân này (haha). Nghiêm túc mà nói, đi thực tập đối với mình khá quan trọng lúc đó, mình cần phải biết được bản thân mình có thể đẩy giới hạn được đến bao xa ở hiện tại tại vì mình có mục tiêu lớn trong tương lai. Do đó, nếu thực tập không làm được việc, không giành được sự tin tưởng của các dev, artist, designer để giao việc thì làm sao mà làm việc lớn được.
Còn khi đến nơi học, những kiến thức được giảng dạy và hướng dẫn chi tiết cũng quan trọng nhưng chỉ khi chúng ta muốn sử dụng nó, không thì ta có thể quên nếu không chịu luyện tập hay không có môi trường liên quan để thực hành.
Tất nhiên, đó là quan điểm của mình, tại thời điểm đó mình muốn nhìn thấy một dự án thực sự từ những người kinh nghiệm được viết như nào để học hỏi, rồi sau đó kết hợp với những kiến thức đã học tại trung tâm đào tạo để trau dồi kĩ năng bản thân mình nhanh hơn. Thực ra, lúc đầu đi thực tập khá bỡ ngỡ vì cái gì cũng nói không biết hay không rõ nhưng về sau được chỉ dẫn cẩn thận rồi quay về nơi học với thầy Lâm, mình cảm thấy khả năng lập trình của mình cũng trở nên tốt hơn.
Đi làm là tốt, nhưng cũng cần phải học hành kiến thức một cách tử tế, chứ không nên lúc nào cũng dựa vào kinh nghiệm không thôi được. Nơi mà có thầy giáo sẵn sàng chỉ bảo mình như thầy Lâm ở ITPlus.
Trong lúc học tập tại ITPlus, mình cũng đã nhận biết AM game studio đang hợp tác với ITPlus trong khoảng thời gian này. Đến lúc bảo vệ đồ án, mình đã ngạc nhiên khi thấy giám đốc của AM game Vũ Xuân Thạnh đến dự giờ và chấm đồ án của mình. Việc này chứng tỏ vị giám đốc rất quan tâm trong việc tìm kiếm những lập trình viên có khả năng và nhiệt huyết cho ngành nghề đang phát triển này. Thậm chí, việc loại đồ án của mình làm lại trùng với dự án mà bên công ty họ đang làm chứng tỏ ý tưởng lớn gặp nhau.
Do đó, mình cũng không ngần ngài đi tham gia phỏng vấn, tham quan nơi làm việc của công ty tại Tầng 2 - Số nhà 1- Ngõ 172 Nguyễn Tuân - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội. Qua trao đổi, mình nhận thấy đây là một công ty mình có thể trao dồi kĩ năng bản thân cũng như sự nghiệp trong tương lai cùng với mức đãi ngộ tốt đối với những ai thực sự muốn đóng góp cho sự tiến lên của công ty nói riêng và ngành phát triển game nói chung.
Với phương châm “New Mindset New Beginning” - “Tư duy mới, Khởi đầu mới” AM Game Studio luôn đề cao sự sáng tạo, đổi mới mang đến sự khác biệt trong từng sản phẩm, từng con người của AM. Với mục tiêu trở thành một trong những công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp Game. Họ không ngừng nỗ lực tạo ra các trò chơi giải trí sáng tạo, chất lượng cao để mọi người có thể truy cập và thưởng thức. Và cung cấp trải nghiệm tốt nhất có thể cho người dùng, thông qua việc liên tục đổi mới và cải tiến các sản phẩm.
Mình cũng nhân đây xin cảm ơn giám đốc Vũ Xuân Thạnh đã cho em cơ hội để làm việc ở đây. Em hứa sẽ cố gắng làm việc tốt nhất có thể và đóng góp được những giá trị quan trọng cho công ty cho sự phát triển sau này.
Viện CNTT ITPlus xin chân thành cảm ơn bạn đã dành thời gian trò chuyện cùng chúng mình. ITPlus chúc Duy chinh phục được những mục tiêu của bản thân và ngày càng thành công hơn nha!
Ban Truyền thông ITPlus