Chia sẻ kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên

26-04-2023 16:29

Laptop là vật dụng không thể thiếu của sinh viên. Bởi vậy để lựa chọn một chiếc laptop giá rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng thì các bạn cần tìm hiểu kỹ nhu cầu cũng như khả năng kinh tế của bản thân. Dưới đây là những yếu tố cần lưu ý mà Viện Công nghệ thông tin ITPlus tổng hợp được giúp các bạn sinh viên lưạ chọn được laptop phù hợp với nhu cầu của bản thân nha! 

Dưới đây là những thông tin bạn cần lưu ý khi mua laptop nha: 

Thông số kỹ thuật của máy tính

Điều đầu tiên cần lưu ý khi lựa chọn máy tính cá nhân đó chính là các thông số kỹ thuật của máy tính. Các thông số kỹ thuật này là yếu tố chính để đánh giá độ phù hợp của laptop với nhu cầu sử dụng của bản thân. Dưới đây là một số thông tin cơ bản cần thiết cho việc lựa chọn laptop mà các bạn tân sinh viên không nên bỏ qua: 

  • CPU: Đây là bộ phận xử lý dữ liệu, thông tin khi được đưa vào Laptop. CPU hoạt động càng mạnh thì dòng Laptop đó có tốc độ vận hành càng nhanh.

  • Màn hình: Kích thước màn hình của Laptop dành cho sinh viên phổ biến là 14 inch, 15.3 inch và 15.6 inch. Nếu muốn sử dụng Laptop có độ phân giải cao, màn hình rộng rãi thì nên chọn loại màn hình Full HD.

  • RAM: Bộ nhớ RAM có chức năng lưu trữ các dữ liệu, thông tin của Laptop. Nếu bạn muốn máy tính của mình lưu trữ được nhiều thông tin và tải nhanh hơn thì nên dùng Laptop có RAM lớn. Kinh nghiệm mua Laptop cho sinh viên khuyến nghị nên dùng máy có dung lượng bộ nhớ RAM tối thiểu khoảng 4GB.

  • Ổ cứng: Đây là bộ phận lưu trữ dữ liệu về hệ điều hành, phần mềm, Video, hình ảnh… Hiện nay, Laptop có hai loại ổ cứng là SSD và HDD. Laptop cho sinh viên những dòng mới ra thường được trang bị ổ cứng SSD hiện đại và dễ sử dụng hơn.

  • Pin: Laptop là thiết bị máy tính có Pin lưu trữ năng lượng cho máy hoạt động. Thanh Pin của hầu hết các dòng Laptop hiện nay đều có đánh dấu chỉ số Cell và dung lượng Pin. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng thực tế để chọn Laptop cho sinh viên có dung lượng Pin phù hợp.

Bàn phím Laptop cho sinh viên

Bàn phím là một yếu tố khác cần xem xét khi mua máy tính xách tay dành cho sinh viên. Bàn phím là khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi người dùng sử dụng. Bạn nên chọn bàn phím máy tính có bố cục phím khoa học và không quá nhỏ để dễ gõ.

Trọng lượng của Laptop cho sinh viên

Laptop là máy tính xách tay học sinh mang đến trường để làm việc nhóm. Ngày nay, các nhà sản xuất máy tính xách tay đều hướng đến những chiếc máy tính mỏng nhẹ đầy đủ tính năng. Người mua laptop sinh viên có kinh nghiệm nên chọn máy nặng khoảng 1,2kg đến 1,8kg.

Kinh nghiệm mua Laptop cho sinh viên dựa trên ngành học

Tuỳ vào từng ngành học mà nhu cầu sử dụng laptop của sinh viên khác nhau. Bởi vậy các tân sinh viên còn cần lưạ chọn máy tính phù hợp với ngành học của mình. Dưới đây là kinh nghiệm mua laptop cho tân sinh viên ở từng ngành học khác nhau: 

Sinh viên ngành kinh tế, ngôn ngữ

Sinh viên kinh tế và ngôn ngữ không cần vận hành phần mềm nặng. Do người học chủ yếu sử dụng các phần mềm như Word, PowerPoint, Excel nên cấu hình laptop không quá quan trọng. Kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên kinh tế, ngôn ngữ chỉ cần CPU i3 trở lên. Nó không chiếm nhiều RAM của máy tính xách tay của bạn. RAM 4GB đủ cho các bạn học tập và làm việc. Ổ cứng của laptop, dù là SSD hay HDD, là quá đủ cho nhu cầu của sinh viên kinh doanh và ngôn ngữ. Bạn có thể chọn máy có chứng chỉ từ 500GB trở lên. Nếu bạn muốn máy chạy nhanh hơn thì dùng ổ cứng 256GB.

Sinh viên ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật

Sinh viên nhóm ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật nên sử dụng laptop có cấu hình ổn định hơn. Sinh viên nhóm này thường xuyên phải tiếp xúc với các phần mềm nặng như Xampp, Visual Studio, Netbean, Eclipse. Do đó, cấu hình của laptop cần tương ứng để hoạt động với phần mềm trên. Kinh nghiệm mua laptop cho sinh viên công nghệ thông tin, kỹ thuật yêu cầu CPU tối thiểu i5 trở lên. Ổ cứng nên dùng laptop có SSD để máy hoạt động mượt mà hơn. Máy tính xách tay thông thường có bộ nhớ tối thiểu là 4 GB, nhưng sinh viên CNTT và kỹ thuật nên sử dụng máy tính xách tay có RAM 6 GB.

Sinh viên ngành kiến trúc

Sinh viên kiến ​​trúc, giống như sinh viên khoa học máy tính, cần thực hành trong phần mềm thiết kế đồ họa khá nặng. Các phần mềm như Autocad, 3Dmax, Adobe, Corel Draw yêu cầu cấu hình mạnh. Ngoài thời gian học tập, Laptop còn hỗ trợ rất nhiều cho sinh viên kiến ​​trúc khi họ bắt đầu sự nghiệp. Để máy tính xách tay có thể thực hiện các tác vụ một cách nhanh chóng và không bị giật lag, bạn nên chọn một chiếc máy tính có ít nhất CPU Core i7 và card đồ họa rời. Bộ nhớ RAM tối ưu nên sử dụng có dung lượng 8 GB, với ổ cứng HDD 1000 GB hoặc SSD 256 GB. Bạn nên chọn một chiếc máy lớn với màn hình độ nét cao để hỗ trợ bạn trong các hoạt động thiết kế của mình.

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Năm 2023, Viện Công Nghệ Thông Tin ITPlus tuyển sinh các chuyên ngành: 

(CAM KẾT HỖ TRỢ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP BẰNG VĂN BẢN)

Thông tin chi tiết về chương trình tuyển sinh học sinh và phụ huynh vui lòng tham khảo tại địa chỉ: http://itplus-academy.edu.vn/Dao-tao-THPT.html

Ban Truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề

1