GIẢI PHÁP CHO NHỮNG BẠN THI THPT 2021 KHI BỊ MẤT GỐC TIẾNG ANH

20-01-2021 16:12

Tiếng anh là một trong 3 môn bắt buộc của kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Vì vậy các bạn học sinh không thể không tìm cách đương đầu với việc bị mất gốc tiếng anh, không biết bắt đầu ôn tập như thế nào ? Để giải quyết tình trạng này, ITPlus Academy  chia sẻ tới các bạn 6 bí quyết để vượt qua môn tiếng anh trong kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021 sắp tới nhé

1. Xác định được năng lực và mục tiêu của bản thân

- Trước tiên, bạn cần phải xác định rõ thi để phục vụ mục đích gì. Nếu khả năng tiếng Anh của bạn ở mức yếu, kém, chỉ xấp xỉ ngưỡng điểm liệt, bạn chỉ nên dùng điểm thi để xét tốt nghiệp. Các câu hỏi phục vụ cho mục đích tốt nghiệp chỉ nằm trong phạm vi kiến thức cơ bản, bám sát sách giáo khoa, đủ để bạn có thời gian ôn tập tránh khả năng bị điểm liệt.

- Nếu lực học của bạn ở mức trung bình (ở mức 5-7 điểm), bạn có khả năng tốt nghiệp cao. Nhưng nếu bạn muốn xét tuyển đại học, đặc biệt với trường hợp ngành bạn chọn xét tuyển có điểm chuẩn cao, dạy bằng tiếng Anh hoặc tiếng Anh nhân hệ số 2, bạn cần xác định rõ hơn mục tiêu điểm số cụ thể cần đạt để đề ra lộ trình học tiếng Anh phù hợp.

- Bạn có nhiều cách để xác định lực học của mình như làm thử một số đề thi hay căn cứ vào điểm thi ở trường, từ đó bạn có thể đưa ra quyết định tự học ở nhà hay học ở trung tâm luyện thi.

2. Xác định phạm vi kiến thức cần học theo mục tiêu của bạn

Sau khi xác định mục tiêu, mức điểm, bạn cần xác định mình sẽ học những gì. Nếu còn bạn chưa tốt phần nào thì bạn cần củng cố phần đó, nếu còn bỏ lỡ phần nào liên quan đến nội dung thi thì cần tập trung học ngay.

3. Các kiến thức cần ôn luyện

a. Từ vựng

- Đây là yếu tố khiến các bạn học sinh dễ dàng căng thẳng, chán nản khi làm đề. Hơn nữa nhiều bạn không đủ kiên nhẫn để học từ mới trong nhiều ngày.

- Bạn cần xác định rằng từ vựng cũng như kiến thức tiếng Anh là không giới hạn. Từ năm 2019, phạm vi đề thi tiếng Anh nằm ở cả 3 năm THPT, do vậy lời khuyên ở đây là bạn nên tìm học thuộc mục Vocabulary cuối sách giáo khoa cả 3 năm học.

- Một phương pháp học từ mới hiệu quả khác đó là luyện đề, mỗi đề sẽ có một lượng từ mới nhất định. Chỉ cần học trong sách giáo khoa kết hợp với luyện đề thì vốn từ của bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng chỉ sau 3 tháng

- Khi gặp từ mới ở bất kì đâu, bạn hãy tra từ điển (mình khuyến khích dùng những app từ điển trên điện thoại vì vừa tiện sử dụng, vừa giúp bạn học được cả trọng âm, cách phát âm của từ và các từ ngữ liên quan, đặc biệt hữu ích trong các kì thi). Sau đó ghi chép lại cả từ cả nghĩa vào 1 quyển sổ từ mới riêng. Đó cũng là cách nâng cao vốn từ vựng phục vụ cho giao tiếp tiếng Anh sau này.

b. Ngữ pháp

- Ngữ pháp tiếng Anh xuất hiện trong đề thi không chỉ đơn thuần là các thì (quá khứ, hiện tại, tương lai), mà còn có rất nhiều cấu trúc liên quan khác như đảo ngữ, mệnh đề… Các dạng bài trong đề thi liên quan chặt chẽ đến ngữ pháp đó là viết lại câu và tìm lỗi sai

- Một điều chắc chắn là bạn đã được dạy ngữ pháp cơ bản ở trên lớp hoặc ở nơi luyện thi, do vậy đừng quên ôn tập lại những kiến thức đó. Nắm chắc ngữ pháp cơ bản tạo cho bạn rất nhiều thuận lợi cho việc học ngữ pháp nâng cao. Nếu gặp bất kì khó khăn gì thì đừng ngần ngại trao đổi với giáo viên, bạn bè trên lớp, trên các diễn đàn online hoặc lên mạng tìm hiểu.

c. Bài đọc

Bạn có thể tìm các bài đọc ở nhiều nguồn khác nhau, dễ nhất là trong các đề luyện thi. Trong quá trình làm bài, đây là phần dễ gây chán nản nhất do dữ liệu dài, khó tìm và nhiều từ mới. Nếu gặp từ khó, hãy tra từ điển và gạch chân ghi nhớ để củng cố từ vựng

4. Practise makes perfect

- Luyện tập thật nhiều, cụ thể ở đây là việc luyện đề. Đừng vì những bài kiểm tra 1 tiết, học kì, thi thử thấp kém mà sinh ra tâm lý chán nản. Có những câu bạn sẽ không chỉ sai 1 lần, quên 1 lần.

- Sau khi luyện xong mỗi đề thi, bạn cần đối chiếu đáp án, nếu có câu sai sót hoặc chưa làm được thì nên làm lại để hạn chế sai sót vào những lần sau.

5. Bám sát đề thi minh họa 

- Bạn có thể làm đề của những năm trước (mình khuyến khích từ 2017). Có nhiều bạn không luyện hết đề, chỉ luyện những câu dễ hay câu mình thích, nên mặc dù luyện nhiều đề bạn vẫn không được điểm cao. 

- Càng gần thời gian thi, bạn càng cần phải luyện đề thật kĩ. Nên tăng tần suất làm đề từ 1-2 đề/ngày lên 3-5 đề/ngày. Điều đó giúp bạn luyện được phương pháp làm bài vừa nhanh vừa hiệu quả, xoá tan lo ngại về vấn đề thời gian. Một gợi ý cho việc luyện đề chính là đặt giờ (50 phút/lần thi), nếu còn làm chậm thì bạn có thể nới rộng mức thời gian. 

6. Luyện đề theo dạng bài

- Đây là phương pháp dành cho những bạn mới tiếp thu kiến thức, cần phải luyện đi luyện lại để ghi nhớ, hoặc những bạn còn yếu ở một dạng bài nhất định. Đối với cách luyện này bạn không nên vội vàng khi chưa hoàn toàn nắm vững kiến thức dang bài đó.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Năm 2020, ITPlus Academy hợp tác cùng Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông thông báo tuyển sinh các chuyên ngành: 

Thông tin chi tiết về chương trình tuyển sinh học sinh và phụ huynh vui lòng tham khảo tại địa chỉ

http://itplus-academy.edu.vn/Dao-tao-THPT.html

(CAM KẾT HỖ TRỢ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP BẰNG VĂN BẢN)

                                                                                                                                                                Ban Truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề