Thông tin chi tiết về kỳ thi đánh giá năng lực

29-12-2022 00:33

Để có thể xét tuyển vào trường đại học mà các bạn mong muốn, ngoài việc tham gia kỳ thi THPT QG thì kỳ thi đánh giá năng lực chính là cánh cửa thứ hai dành cho các bạn. Để có thể chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi này, bạn cần nắm được những thông tin chi tiết về nó. Sau đây hãy cùng Viện Công nghệ thông tin ITPlus tìm hiểu những thông tin chi tiết về kỳ thi đánh giá năng lực này nha!

1. Kì thi đánh giá năng lực là gì?

Những năm gần đây, ngoại trừ những phương thức xét tuyển truyền thống như sử dụng kết quả thi THPT QG, xét học bạ, tuyển thằng, xét tuyển kết hợp thì việc dùng điểm của kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển các thí sinh đang dần trở nên phổ biến.

Kì thi đánh giá năng lực là kì thi do các trường Đại học tự tổ chức thi riêng và kết quả để xét tuyển vào các trường đại học (bao gồm trường tổ chức thi và các trường sử dụng kết quả đó để xét tuyển)

2. Những trường đại học nào tổ chức thi đánh giá năng lực?

 Hiện nay, các trường tổ chức thi đánh giá năng lực để xét tuyển gồm: Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia HCM, Trường đại học sư phạm Hà Nội, khối các trường công an, Trường đại học bách khoa Hà Nội.

Trong đó hai kì thi là thi năng lực do Đại học Quốc Gia Hà Nội và Đại học Quốc Gia HCM tổ chức có ảnh hưởng lớn. Kết quả của kỳ thi này cũng được hàng trăm trường Đại học sử dụng để xét tuyển vào Đại học

3. Cách thức thi đánh giá năng lực

Để tham gia thi đánh giá năng lực học sinh cần:

Theo dõi thông tin ngày mở đăng ký dự thi

Đăng ký ca thi, đăng ký nguyện vọng và thanh toán lệ phí thi

IN giấy báo dự thi

Tham gia thi đánh giá năng lực

Thông báo kết quả thi ĐGNL đợt 1/2023

Với ĐHQGHCM cho phép điều chỉnh nguyện vọng (nếu có nhu cầu)

4. Kì thi ĐGNL thi những môn gì?

Phần

Đại học Quốc Gia Hà Nội

Đại hoc quốc gia HCM

1

Phần 1 - 50 câu - 60 phút - Tư duy định tính: Môn Ngữ Văn + Tiếng Việt

Phần 1 - 40 câu. Sử dụng ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh

2

Phần 2 - 50 câu - 75 phút - Tư duy định lượng: Gồm các môn toán học, thống kê và xử lý số liệu

Phần 2 - 30 câu. Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu

3

Phần 3 - 50 câu - 60 phút -Khoa học: Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa mỗi môn 10 câu

Phần 3 - 50 câu. Giải quyết vấn đề: Gồm các môn Hóa - Sinh - Lý - Địa - Lịch sử, chính trị, xã hội

Khái quát

Như vậy thi năng lực ĐHQG Hà Nội thi 3 phần Thời gian làm bài thi là 195 phút. Hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính

Thi ĐGNL ĐHQG HCM Gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 150 phút. Hình thức thi trắc nghiệm trên giấy

 5. Thời gian thi đánh giá năng lực

Kì thi ĐGNL tổ chức nhiều đợt trong năm. Đại học quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức với 8 lần thi, Đại học quốc gia HCM tổ chức 2 lần thi

Không chỉ số lần thi mà cấu trúc của đề thi đánh giá năng lực cũng khác với kỳ thi THPT QG. Thi đánh giá năng lực là một hình thức kiểm tra năng lực (bao gồm khả năng sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý dữ liệu và giải quyết vấn đề) của thí sinh. Bởi vậy lượng kiến thức của kỳ thi này cũng rộng hơn rất nhiều so với kỳ thi THPT QG.

Đánh giá năng lực là một phương thức xét tuyển Đại học

Khởi xướng cho kỳ thi ĐGNL này đó chính là ĐHQG HN và ĐHQG HCM. Kết quả của kỳ thi được sử dụng để xét tuyển đại học không chỉ trong hệ thống  các trường ĐHQG mà còn được nhiều trường ĐH khác chấp nhận kết quả để sử dụng xét tuyển. Đến nay đã có 60 trường ĐH sử dụng kết quả ĐGNL của Đại học Quốc gia Hà Nội để xét tuyển, có 81 trường Đại học sử dụng kết quả thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Hồ chí Minh để xét tuyển. 

So sánh kỳ thi ĐGNL và kỳ thi tốt nghiệp THPT QG

Tiêu chí

Thi tốt nghiệp THPT

Thi Đánh giá năng lực

Mục đích thi

-         Xét tốt nghiệp THPT

-         Xét tuyển ĐH-CĐ

Xét tuyển ĐH-CĐ

Thi những môn gì

3 môn bắt buộc Toán, Văn, Ngoại ngữ cùng hai bài tổ hợp là KHTN (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc KHXH (Lịch sử, Địa lý, GDCD với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông; hoặc Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình GDTX)

Bài thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) gồm 3 phần:

Định lượng (Toán, tư duy logic, phân tích số liệu)

Định tính (tiếng Việt, tiếng Anh)

Giải quyết vấn đề

Đề do ai ra

Bộ GD&ĐT

ĐHQG

Hình thức thi

Trên giấy

Trên máy tính hoặc trên giấy

Số lượng kỳ thi

Một đợt duy nhất vào tháng 7

-         ĐHQG-HCM: 2 đợt

-         ĐHQGHN: nhiều đợt

Các thí sinh vẫn phải tham dự kỳ thi THPT QG để xét tôt nghiệp THPT và tham gia xét tuyển đại học. Hiện nay các trường đại học luôn cập nhật các phương thức xét tuyển theo từng năm học nên các thí sinh cũng cần nắm bắt thông tin chuẩn xác để chuẩn bị các phương thức xét tuyển phù hợp với ngôi trường mình yêu thích. Dưới đây là các phương thức tuyển sinh phổ biến của các trường đại học:

  • Xét tuyển bằng kết quả thi THPT (Hiện vẫn là chính nhưng đang xu hướng giảm chi tiêu từ phương thức này.
  • Xét tuyển bằng học bạ: Hình thức này thường các trường có mức điểm chuẩn thấp hoặc khó tuyển sinh. Hình thức này ít được sử dụng với trường Top đầu.
  • Xét tuyển bằng thi đánh giá năng lực: Đây là hình thức ngày càng được mở rộng và quan tâm do kết quả việc đánh giá học sinh qua hình thức này được đánh giá tốt và phản ánh đúng năng lực của học sinh.
  • Tuyển thẳng đại học: Thường áp dụng thí sinh đạt giải quốc gia, kì thi quốc tế, học sinh giỏihọc sinh trường chuyên đủ điều kiện.
  • Kết hợp giữa học lực với phỏng vấn

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hiện tại, Viện CNTT ITPlus có tổ chức các khóa học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:

Ban Truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề