Ngành Khoa học dữ liệu (Data Science) là ngành học “hot” lí tưởng cho những bạn học sinh, sinh viên đam mê công nghệ, dữ liệu. Vậy ngành khoa hoc dữ liệu học gì? Cơ hội nghề nghiệp như thế nào? Hãy cùng Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông ITPlus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Khoa học dữ liệu (Data science) có thể hiểu đơn giản là lĩnh vực chuyên nghiên cứu, phân tích dữ liệu từ đó tìm ra giải pháp và định hướng hướng phát triển tiếp theo. Ngành học này gồm 3 phần chính:
tạo ra và quản trị dữ liệu
phân tích dữ liệu
dựa vào kết quả phân tích chuyển thành hành động.
Ngoài ra, việc theo học ngành này đồng nghĩa với việc bạn sẽ được học cách phân tích và sử dụng dữ liệu, tức là sẽ dựa vào 3 nguồn kiến thức chính là toán học (thống kê trong tính toán), công nghệ thông tin (máy móc hỗ trợ), kiến thức trong lĩnh vực ứng dụng. Các lĩnh vực của ngành khoa học dữ liệu gồm có: Khai thác dữ liệu hiện có, thống kê dữ liệu, học máy, phân tích và lập trình, phân tích dữ liệu từ đó tìm ra giải pháp và định hướng hướng phát triển tiếp theo.
Những đột phá và phát triển về khoa học và trí tuệ nhân tạo đã hỗ trợ hoạt động xử lý dữ liệu được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chính vì vậy mà nhu cầu với ngành nghề này rất là cao và sẽ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong những thập niên tới
Nếu muốn trở thành một nhà khoa học dữ liệu chuyên nghiệp, các nhóm kỹ năng cần thiết bao gồm Phân tích (Analytics), Lập trình (Programming), và Kiến thức chuyên ngành (Domain Knowledge). Chính vì thế, nếu bạn theo học ngành Khoa học dữ liệu, bạn sẽ được học một số các môn chuyên ngành như:
Thống kê áp dụng (Applied Statistics)
Nhập môn Khoa học máy tính (Introduction to Computer Science)
Lập trình cùng Python, R hay SQL (Programming with Python/R/SQL)
Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualization)
Xác suất (Probability)
Khai phá dữ liệu (Data Mining)
Thêm vào đó, người học sẽ được yêu cầu tìm hiểu về những công cụ chính phục vụ cho việc phân tích dữ liệu như Công cụ lập trình (programming languages) - Python, R, Matlab, Công cụ truy vấn cơ sở dữ liệu - SQL, Công cụ thống kê - Microsoft Excel, Minitab, Hệ thống phân tích thống kê- SAS, Công cụ trực quan hóa dữ liệu - Tableau.
Ngành khoa học dữ liệu có nhiều hướng phát triển khác nhau, mỗi nghề đều có con đường phát trển riếng với chuyên ngành và tính chất công việc không giống nhau, để đáp ứng được tiêu chí của công việc đòi hỏi bạn có một lượng kiến thức khá vững cùng năng lực làm việc có chuyên môn tốt, từ đó cơ hội việc làm sẽ rộng mở khi bạn theo học ngành này. Sinh viên tốt nghiệp ngành học khoa học dữ liệu có thể làm những công việc sau:
Data Scientist (Nhà Khoa học dữ liệu): người chịu trách nhiệm xử lý, phân tích và nghiên cứu một lượng lớn thông tin từ đó đưa ra xu hướng và chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp nhất
Data Analyst (Nhà phân tích dữ liệu): là những người phụ trách chuyển đổi tập dữ liệu lớn đáp ứng với yêu cầu của công ty, đồng thời hỗ trợ đưa ra các giải pháp, chiến lược bằng cách chuẩn bị báo cáo để trình bày những phân tích từ thông tin thu thập được cũng như hiệu quả xu hướng cho ban lãnh đạo
Machine Learning Engineer (Kỹ sư học máy): phụ trách cung cấp giải pháp, tạo kênh dữ liệu cũng như tiến hành thử nghiệm, các bài kiểm tra để theo dõi hiệu suất và cách vận hành của các hệ thống
Data Engineer (Kỹ sư dữ liệu): Chịu trách nhiệm xây dựng một hệ sinh thái mạnh mẽ và được liên kết mật thiết với nhau trong một tổ chức bằng cách xây dựng và duy trì các đường ống dữ liệu giúp các nhà khoa học dữ liệu có thể truy cập được thông tin thuận tiện và dễ dàng hơn
Do nhu cầu về việc làm khoa học dữ liệu nên hiện nay nhiều trường đại học đã chú trọng đào tạo ngành học này. Cụ thể như:
Đối với khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc:
Trường đại học kinh tế quốc dân
Trường đại học mỏ – địa chất
Trường đại học y tế công cộng
Khu vực TP.HCM & các tỉnh miền nam
Trường đại học kinh tế TP.HCM
Trường đại học Văn Lang
Trường đại học kỹ thuật – công nghệ Cần Thơ
Đối với trường miền Trung & Tây Nguyên
Trường đại học Đà Lạt
Trường đại học Đông Á
Trường đại học Quy Nhơn
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Năm 2023, Viện Công Nghệ Thông Tin ITPlus tuyển sinh các chuyên ngành:
Lập Trình Ứng Dụng ( Chuyên sâu 02 năm)
Thiết Kế Đồ Họa và Truyền Thông Đa Phương Tiện ( Chuyên sâu 02 năm)
Thiết Kế và Diễn Họa Nội Thất ( Chuyên sâu 02 năm)
Quay, Dựng và Biên Tập Phim, Video ( Chuyên sâu 02 năm)
Ban Truyền thông ITPlus