3 BƯỚC VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY NGỮ VĂN 12 THI THPT QUỐC GIA

23-01-2021 10:59

Với hình thức thi tự luận, Ngữ Văn luôn là một trong những môn cần các bạn học sinh ghi nhớ kiến thức nhiều nhất. Trong trường hợp này sơ đồ tư duy trở nên vô cùng hữu hiệu giúp thuộc nhanh nhớ lâu. Vậy vẽ sơ đồ tư duy Ngữ Văn 12 ôn thi THPT Quốc gia như thế nào? Hãy cùng ITPlus điểm qua 3 bước cực kỳ đơn giản sau đây nhé!

  1. Liệt kê nội dung chính

Trước khi vẽ sơ đồ tư duy các bạn cần xác định được nội dung chính cần học là gì. Ví dụ là 8 văn bản trong sách giáo khoa lớp 12 hay các tiêu chí phải nắm được sau khi học 1 tác phẩm. Đây sẽ là bức tranh tổng quát nhất về kiến thức cần ghi nhớ. Nó có thể được so sánh như các chương chính trong một cuốn sách chẳng hạn. Khi sử dụng sơ đồ tư duy hình cây thì những nội dung này chính là các nhánh lớn tách ra từ chủ đề trung tâm. 

Lấy ví dụ như khi học tác phẩm Tràng Giang, hãy vẽ một hình tròn trung tâm ở giữa để ghi tên văn bản. Từ đây chúng ta bắt đầu chia đều nội dung chính cần học qua các nhánh lớn, cụ thể ở đây có thể là tác giả, tác phẩm, nội dung khổ 1, khổ 2, khổ 3,... Vậy là bạn đã hoàn thành xong bước 1 rồi đấy!

  1. Vẽ các nhánh cho từng nội dung cụ thể

Ở bước này, bạn cần triển khai chi tiết nội dung của từng nhánh lớn đã liệt kê trong bước 1. Hãy phân tách nội dung đó thành những ý nhỏ hơn ví dụ như khi học về tác giả thì bao gồm: thông tin cá nhân, phong cách văn học, các tác phẩm nổi bật. Tiếp đó chúng ta lại bóc tách tiếp các ý nhỏ thành thành những ý chi tiết hơn chẳng hạn trong phần thông tin cá nhân của tác giả thì sẽ có tên tuổi, quê quán, hoàn cảnh bắt đầu sự nghiệp,... Làm theo cách này bạn sẽ không lo về việc bỏ sót hay trùng lặp kiến thức. 

Một trong những cách hiệu quả để chia nhánh sơ đồ hợp lý và đầy đủ chính là áp dụng công thức 5W + 1H (who, what, when, where, why, how). Nó giúp bạn ghi nhớ trong từng tác phẩm cụ thể thì tác giả là ai, sáng tác khi nào, ở đâu, hoàn cảnh sáng tác,...

  1. Highlight phần trọng tâm và thêm hình ảnh

Khi đã hoàn thiện được các phần nội dung chi tiết trong từng nhánh lớn, bạn đừng bỏ qua bước highlight và thêm hình ảnh vào sơ đồ tư suy của mình nhé. Lý do là bởi, sơ đồ tư duy được sử dụng thông qua việc được hệ thống và hình ảnh, màu sắc sinh động. Nó giúp kích thích thị giác làm não bộ tiếp nhận thông tin nhanh chóng và từ đó thuộc nhanh mà lâu quên. 

Một số chú ý khi highlight nội dung và thêm hình ảnh trong sơ đồ tư duy:

  • Highlight ý chính
  • Highlight phần hay nhầm lẫn
  • Highlight các ý cùng cấp độ bằng 1 màu
  • Không dùng quá nhiều màu để highlight
  • Hình ảnh thêm vào liên quan đến chủ đề chính
  • Không vẽ quá nhiều gây rối mắt

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Năm 2020, ITPlus Academy hợp tác cùng Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông thông báo tuyển sinh các chuyên ngành: 

Thông tin chi tiết về chương trình tuyển sinh học sinh và phụ huynh vui lòng tham khảo tại địa chỉ

http://itplus-academy.edu.vn/Dao-tao-THPT.html

(CAM KẾT HỖ TRỢ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP BẰNG VĂN BẢN)

                                                                                                                                                                Ban Truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề