- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Chắc không ít người trẻ bị trêu chọc khi học ngành công nghệ thông tin sẽ trở thành “nhân viên cài win dạo”. Với việc ngày càng nhiều người theo đuổi ngành công nghệ thông tin, việc bị lo lắng là sẽ “không có việc làm” khi học xong là điều dễ hiểu. Thế nhưng, không phải học công nghệ thông tin ra chỉ có thể làm lập trình viên, có rất nhiều ngành nghề bên cạnh và cánh cổng công việc vẫn mở rộng với tất cả mọi người. Vấn đề là chúng ta phải chọn nghề nghiệp phù hợp mà thôi.
Lập trình viên
Lập trình viên là công việc phổ biến của những ai theo đuổi ngành công nghệ thông tin. Lập trình viên có thể đảm nhận một hoặc nhiều mảng, họ có thể xây dựng, kiểm nghiệm hoặc xử lý các vấn đề của chương trình máy tính. Nói một cách dễ hiểu thì lập trình viên sẽ code và các công việc liên quan.
Lập trình viên thông thường sẽ làm trong các công ty bán phần mềm hoặc các lĩnh vực khác. Tuy công việc lập trình cho các chức năng cơ bản của máy tính giảm đi nhưng nhu cầu lập trình cho các chương trình nâng cao hay chuyên biệt vẫn ngày càng tăng mạnh.
Kỹ sư phần mềm
Đây là một nghề trong ngành công nghệ thông tin khá phổ biến. Kỹ sư phần mềm làm nhiệm vụ tạo ra phần mềm ứng dụng theo yêu cầu của khách hàng. Họ thường phải có nhiều kinh nghiệm lập trình, và khả năng cao trong công việc thiết kế và phát triển phần mềm. Kỹ sư phần mềm phải kết nối với một lập trình viên để viết code. Ngoài ra, đã là kỹ sư phần mềm thì phải chịu trách nhiệm cung cấp các bản cập nhật phần mềm và kiểm tra bảo trì chúng.
Kỹ sư an toàn thông tin
Kỹ sư an toàn thông tin có công việc là tìm ra các cách giải quyết các vấn đề bảo mật trong lĩnh vực của doanh nghiệp. Bên cạnh đó là thực hiện kiểm tra lỗ hổng, đánh giá bảo mật hay phân tích rủi ro. Họ cũng phải đánh giá các công nghệ và quy trình mới để tăng cường bảo mật cho chúng...
An toàn thông tin hiện nay đang được đào tạo mạnh mẽ nhưng cung vẫn chưa đủ. Có thể nói đây là nghề trong ngành công nghệ thông tin đang bị "đói" tại Việt Nam.
Chuyên gia phân tích hệ thống
Một nghề trong ngành công nghệ thông tin khác đó là chuyên gia phân tích hệ thống. Với nghề phân tích hệ thống thì cần những người có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Họ sẽ phải lên kế hoạch và thiết kế các hệ thống mới hay tổ chức những tài nguyên máy tính của một hoặc các công ty để sử dụng một cách tốt nhất. Các bước trong vòng đời hệ thống bao gồm: Khảo sát sơ bộ; phân tích, thiết và triển khai & bảo trì.
Nghề quản trị web
Đây là công việc có nhiệm vụ phát triển và duy trì trang web và các tài nguyên nơi đây. Công việc sẽ phải sao lưu, cập nhập thông tin trên trang web doanh nghiệp. Ngoài ra còn phải xây dựng tài nguyên mới.
Họ còn phải tham gia vào việc thiết kế trang web, giám sát lượng truy cập và giúp tăng lưu lượng ghé thăm trang web. Người làm nhiệm vụ quản trị web phải gắn bó mật thiết với nhân viên marketing để gia tăng hiệu quả quảng cáo trên website.
Kỹ thuật viên máy tính
Với nghề kỹ thuật viên máy tính, họ sẽ làm nhiệm vụ sửa chữa, cài đặt hệ thống máy tính. Bên cạnh đó là bảo dưỡng máy móc và thiết bị liên quan. Nghề kỹ thuật viên máy tính phải làm việc trên được tất cả các thiết bị trong doanh nghiệp từ máy chủ, máy cá nhân hay máy in.
Kỹ thuật viên máy tính phải làm việc với kỹ sư máy tính để chẩn đoán vấn đề trong một vài trường hợp.
Tham khảo thêm các khóa học lập trình của ITPlus Academy tại:
Lập trình Python & Odoo Framework với IziSolution
Lập trình nhúng với FPT SOFTWARE
Khóa học thiết kế và lập trình web - PHP chuyên nghiệp
Lập trình ứng dụng di động Android
Khóa học Trí tuệ nhân tạo - Học máy cơ bản và ứng dụng
Ban Truyền thông ITPlus Academy