ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA ĐI HỌC VÀ ĐI LÀM - ĐIỀU MÀ SINH VIÊN IT NÊN BIẾT

09-08-2019 20:23

Mọi người thường nói là học những gì sẽ làm những thứ đó sau này, thế nhưng mà trên thực tế thì không hẳn thế. Với ngành IT, môi trường lập trình chuyên nghiệp có kha kha điểm khác biệt cho với môi trường học tập. Cùng tham khảo bài viết sau đây để chuẩn bị tinh thần cho việc đi làm sắp tới nhé.

Không chỉ là code là xong là thôi!

Khi đi học, bạn sẽ được giao bài tập code từ giáo viên, còn đi làm bạn sẽ phải code theo yêu cầu của khách hàng. Dù thầy cô của bạn khó tới đâu thì cũng dễ chán so với các khách hàng, dù họ chẳng gặp bạn ngày một. 

Bởi lẽ khi đi học, bạn chỉ cần code xong, chạy được là oke, nộp bài lấy điểm, qua môn, lấy chứng chỉ mà không cần chỉnh sửa gì nhiều. Với khách hàng thì câu chuyện còn dài. Yêu cầu code của khách hàng không những “oái oăm” hơn và còn nhiều thứ đi cùng. Với khách hàng khó tính, thay đổi nhiều yêu cầu, bạn phải chạy theo, sửa tới sửa lui. Khi đi làm việc liên tục fix bug chỉnh sửa rồi cải tiến code mất nhiều thời gian code “hồi đi học” nhiều. 

Chưa kể, đi học bạn chỉ bị chịu áp lực deadline từ thầy cô. Đi làm bạn sẽ phải chịu áp lực từ khách hàng, từ khách hàng hay đồng nghiệp cùng team.

Chuyện dùng lại code và dùng framework

Khi bạn đi làm, quên cái việc “ăn hành” bởi thầy giáo, cô giáo vì tội đi copy code trên mạng đi. Đi làm bạn cứ copy code thoải mái, thời gian thì có hạn, deadline đến gần, việc copy code là liều thuốc rút ngắn thời gian và công sức. Nếu như có sẵn ở thư viện, của đồng nghiệp thì bạn cứ việc sử dụng. Miễn sao copy có tâm, có sửa lỗi và điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của mình. Khách hàng không quan tâm bạn lấy code ở đâu, nhưng một khi sai là “ăn hành” hơn cả thầy cô khi đi học đấy nhé.

 Phần đa, thầy cô sẽ không cho học sinh của mình dùng framework. Thế nhưng các công ty lại thường sử dụng framework có sẵn và chẳng mấy khi code từ đầu. Tất nhiên thầy cô có lý của thầy cô, bạn đang còn đi học thì tất nhiên “nên” code từ đâu để hiểu rõ bản chất vấn đề và học được nhiều thứ bổ ích hay ho. Còn đi làm, tương tự như việc sử dụng code có sẵn, việc dùng framework sẽ tiết kiệm thời gian và công sức cho bạn khi đi làm. Ngoài ra, chúng còn tránh các lỗ hổng thường gặp.

Đi làm cần nhiều quy trình hơn đi học 

Mỗi công ty lại có một quy trình làm việc khác nhau, nhất là những công ty lớn, nếu như quyết định mình là một nhân tố của công ty thì bắt buộc bạn phải hòa vào guồng quay đó. Có nghĩa tất cả các công việc, dự án của bạn phải theo đúng quy trình, tất cả đều phải có báo cáo để mọi việc được trôi chảy, quản lý dễ dàng. 

Việc theo quy trình này đôi khi khiến bạn mệt mỏi và cảm thấy thời đi học thật dễ chịu. Code kiểu gì miễn ra kết quả là được, bài tập nhóm đến bài tập cá nhân mọi thứ đều đỡ cứng nhắc hơn nhiều.

Thật ra, dù khác nhau đi chăng nữa thì việc đi làm vận dụng rất nhiều kiến thức mà bạn đang phải học, vậy nên để có một “tương lai tươi sáng và đỡ vất vả” đừng bao giờ bỏ qua những thứ nhỏ nhặt. Ngoài ra, việc đi học và việc đi làm đều cần học. Kiến thức công nghệ rất nhiều thứ nhanh lỗi thời và hết hạn, xu hướng công nghệ là điều cần theo dõi. Ngoài ra,chúng ta nên trau dồi thêm kiến thức cho bản thân là điều bất cứ khi nào khi bạn quyết định gắn bó với ngành lập trình. 

Tham khảo thêm các khóa học lập trình của ITPlus Academy tại:

Lập trình nhúng với FPT SOFTWARE

trình Python & Odoo Framework với IziSolution

Khóa học thiết kế và lập trình web - PHP chuyên nghiệp

Lập trình ứng dụng di động Android

Khóa học lập trình Python

Khóa học Trí tuệ nhân tạo - Học máy cơ bản và ứng dụng

Ban Truyền thông ITPlus Academy


 

Bài viết cùng chủ đề

1