- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Tương tự với môn Toán, môn Ngữ Văn cũng được các giáo viên đưa ra nhận xét là có cấu trúc, độ khó tương đương với về chính thức năm ngoái với phần đọc hiểu hỏi về nhận biết, thông hiểu, mỗi dạng một câu và 2 câu vận dụng.
1. Phân tích về đề minh họa 2022 môn Văn
Phần Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đề thi minh họa trích ngữ liệu phần Đọc hiểu từ bài thơ “Sông Hồng” của Lưu Quang Vũ. Mặc dù đây là văn bản không thuộc chương trình học ở sách giáo khoa và tác giả cũng không được giới thiệu chính thức thế nhưng đã nhiều lần xuất hiện trong đề thi THPT QG các năm.
Từ văn bản cho sẵn, các thí sinh cần khai thác để trả lời 4 câu hỏi theo các mức độ: Nhận biết (2 câu), thông hiểu (1 câu) và vận dụng (1 câu)
Đề minh họa được nhận xét là có độ khó giảm đi đáng kể so với đề thi chính thức của năm 2021 vì không kiểm tra được khả năng đọc hiểu nội dung văn bản của thí sinh. Với mức độ nhận biết ở hai câu hỏi đầu tiên, thí sinh không cần đọc toàn bộ ngữ liệu cũng có thể hoàn thành được câu trả lời. Các câu hỏi thông hiểu và vận dụng trên thực thế cũng chưa phải là khó, thí sinh có thể vận dụng hiểu biết các nhân để trả lời mà không cần phân tích sâu các câu thơ.
Với mức độ phù hợp của câu hỏi thì những học sinh trung bình chỉ cần viết mạch lạc và biểu đạt rõ ý là đã đạt yêu cầu. Do đó đề thi không kiểm tra, phân loại được năng lực của thí sinh.
Phần Làm văn (7,0 điểm)
Câu trúc phần này vẫn giữ nguyên bao gồm 2 câu hỏi trong đó có 1 câu nghị luận xã hội và 1 câu nghị luận văn học.
Câu 1 (2,0 điểm)
Đây là câu hỏi yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ bàn luận về vấn đề rút ra từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “sự cần thiết phải trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc”.
Từ hình ảnh con sông Hồng trong đoạn trích, thí sinh cần nhìn nhận con sông như một biểu tượng, giá trị văn hóa gắn liền với đất nước, con người Việt Nam. Sau đó mở rộng đến những “giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc”. Để hoàn thành tốt được bài này, thí sinh cũng cần nắm được những định nghĩa về “văn hóa”, “giá trị văn hóa” và có vốn hiểu biết nhất định về lối sống, văn hóa Việt Nam, có những lập luận mạch lạc trong việc nhìn nhận các hành vi của con người và văn hóa truyền thống của dân tộc.
Ngoài ra, thí sinh cũng có thể nêu dẫn chứng làm rõ về vấn đề “Liệu có phải tất cả những thứ xưa cũ đều là văn hóa tốt đẹp cần gìn giữ?” để nâng cao chất lượng bài viết.
Đề bài này có thể phân loại thí sinh theo nhiều khía cạnh khác nhau như vốn sống, khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, cách tư duy vấn đề hay cả các tạo dựng văn bản,.... Câu hỏi này so với đề chính thức năm 2021 tuy khó hơn những vấn đề trao đổi được đặt ra chưa có tính mới lạ và cũng thiếu đi sự liên kết giữa những vấn đề của đời sống xã hội.
Câu 2 (5,0 điểm)
Đây là câu hỏi nghị luận văn học. Ngữ liệu được trích từ tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. Văn bản này nằm trong chương trình giảng dạy ở lớp 12 và cũng là nhân vật quen thuộc trong đề thi nhiều năm trước.
Đoạn văn bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của “Bà cụ Tứ” khi đón nàng dâu mới trong tính cảnh hết sức đặc biệt. Đây là nhân vật luôn trăn trở giữa niềm vui lấy được vợ của con trai và những lo toan cho cuộc sống hiện tại của gia đình.
Thí sinh cần đọc ngữ liệu đưa ra để nắm được những biểu hiện, hành động của nhân vật sau đó chỉ ra và phân tích nguyên nhân thay đổi tâm trạng của nhân vật này. Ngoài ra, để làm rõ “tư tưởng nhân đạo” của nhà văn, thí sinh cũng cần có những hiểu biết về nhà văn Kim Lân như nhà văn của hiện thực và có nhiều tác phẩm viết về những người nông dân,..., bối cảnh tác phẩm (nạn đói năm 1945, cuộc kháng chiến chống Pháp – Nhật) và cả về văn hóa Việt để phần nào hiểu hơn về ý nghĩa, thông điệp được truyền tải qua việc xây dựng hình tượng nhân vật.
Mặc dù những văn gần đây nội dung đề thi chưa xuất hiện “tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ” tuy nhiên ngữ liệu đã nằm trong hệ thống các tác phẩm ôn thi nhiều năm nên các thí sinh cũng đã được ôn tập, chuẩn bị từ sớm. So với đề chính thức năm ngoái thì đề bài minh họa năm nay cũng có nhiều câu hỏi về nội dung hơn cần học sinh khai thác, phân loại và lập luận.
2. Ma trận đề tham khảo môn Văn 2022
Câu |
Nội dung |
Cấp độ nhận thức |
Chương trình |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Ngữ văn 12 (chủ yếu) |
||
I.1 |
Đọc – hiểu |
x |
||||
I.2 |
Đọc – hiểu |
x |
||||
I.3 |
Đọc – hiểu |
x |
||||
I.4 |
Đọc – hiểu |
x |
||||
II.1 |
Viết đoạn văn NLXH |
x |
||||
II.2 |
Viết bài văn NLVH |
x |
||||
Tổng |
2 |
1 |
1 |
2 |
||
Tỉ lệ |
33,3% |
16,7% |
16,7% |
33,3% |
Nói tóm lại, đề thi minh họa năm 2022 có mức độ phù hợp bởi vậy những học sinh trung bình không quá khó để đạt mức 5 - 6 điểm. Tuy nhiên để chinh phục mức 9 - 10 điểm thì đòi hỏi thí sinh cần phát huy được tư duy phản biện, cách trình bày vấn đề nghị luận sắc bén, lập luận đanh thép cũng như cách thể hiện quan điểm các nhân sáng tạo. ITPlus Academy chúc bạn có một kỳ thi thành công nhé!
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Năm 2022, Viện Công Nghệ Thông Tin ITPlus tuyển sinh các chuyên ngành:
(CAM KẾT HỖ TRỢ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP BẰNG VĂN BẢN)
Thông tin chi tiết về chương trình tuyển sinh học sinh và phụ huynh vui lòng tham khảo tại địa chỉ: http://itplus-academy.edu.vn/Dao-tao-THPT.html
Ban Truyền thông Viện CNTT ITPlus