Khóa học Thiết kế đồ họa chuyên nghiệp

24-03-2017 11:59

(Mã khóa học: GM , Thời lượng: 144h = 6 Tháng)

      Tham gia khóa học còn giúp học viên có kiến thức vững chắc về mỹ thuật đồ họa; lựa chọn màu sắc; kỹ thuật nhiếp ảnh; phát triển ý tưởng thiết kế; phân tích phương pháp trình bày ấn phẩm đồ họa có tính mỹ thuật cao. Bạn đang thắc mắc học thiết kế đồ họa ở đâu thì đây là câu trả lời cho bạn.

 Dạy và đào tạo khóa học thiết kế đồ họa

Khóa học Thiết kế đồ họa chuyên nghiệp

PHẦN 1 - GIỚI THIỆU KHÓA HỌC THIẾT KẾ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP

1.Thời lượng khóa học: 144 giờ

2.Mã Khóa: GM

3.Tên chứng chỉ: Thiết kế Đồ họa chuyên nghiệp

Học viên hoàn thành khóa học đồ họa đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ Thiết kế đồ họa chuyên nghiệp.

4.Mục tiêu khóa học:

Khóa học được xây dựng với mục tiêu trang bị cho Học viên:

  • Kiến thức về các phần mềm thiết kế đồ trong ngành thiết kế in ấn và quảng cáo.
  • Kiến thức về Kỹ năng thiết kế đồ họa và Thương hiệu.

5. Đối tượng tham gia khóa học

  • Học viên đã tốt nghiệp PTTH
  • Nhân viên các công ty thiết kế quảng cáo, in ấn, tổ chức sự kiện…

6.Yêu cầu kiến thức:

  • Học viên đã có kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính, soạn thảo văn bản, sử dụng mạng Internet.

 

 

7.Thu hoạch sau khóa học:

  • Học viên sau khi hoàn thành khóa học sẽ nắm vững các công cụ thiết kế, có khả năng vẽ phác thảo; nắm được các kiến thức về Hình khối, Màu sắc, Bố cục, Typography,  Ý tưởng, Nguyên lý thiết kế Bao bì, Poster quảng cáo, catalogue, Hệ thống nhận dạng thương hiệu.

8. Cơ hội nghề nghiệp:

  • Sau khi kết thúc khóa học, Học viên có thể làm nhân viên thiết kế đồ họa cho các studio ảnh, các đơn vị quảng cáo, các công ty thiết kế hay các nhà xuất bản.

9. Hệ thống các môn học:

TT

Mã môn học

Tên môn học

Thời lượng học

( giờ)

1

PTS

Xử lý ảnh với Adobe Photoshop

30

2

AI

Tạo mẫu in ấn với Adobe Illustrator

30

3

CDR

Corel

18

4

IND

Xuất bản – In ấn với Adobe Indesign

21

5

DSK

Kỹ năng thiết kế và xây dựng thương hiệu

30

 

PRJ-GM

Đồ án Khóa học Thiết kế đồ họa chuyên nghiệp

15

 

 

Tổng

144 giờ

 

 

 

 

PHẦN 2 - ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CÁC MÔN HỌC

 

1.Module 1 – Xử lý ảnh trong Photoshop

a.Mã môn học: PTS

b.Thời lượng môn học: 30 giờ

c.Mục tiêu môn học

  • Nắm vững và sử dụng thành thạo những công cụ quan trọng ( vẽ hình, chỉnh sửa ảnh, màu sắc, hiệu ứng, bộ lọc, ...) trong Photoshop
  •  Hiểu và làm đươc những công việc thực tế ( ví dụ trong studio) liên quan tới chỉnh sửa hình ảnh:
    • Cân bằng màu sắc, điều chỉnh ánh sáng, độ tương phản cho hình ảnh
    •  Tạo hiệu ứng, áp dụng bộ lọc hình ảnh
    •  Chỉnh sửa, phục chế hình ảnh
  • Hiểu và thực hiện thành thạo các công việc liên quan tới việc thiết kế quảng cáo, thiết kế Website: Baner, Brochure, Tri-folder, Băng rôn...

d.Công cụ thực hành: Adobe Photoshop CS6

e.Nội dung tổng quát

STT

Tên các bài trong môn học

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng

LT

TH

KT

1

Giới thiệu môi trường làm việc của Photoshop CS6

2

2

 

 

2

Chỉnh sửa ảnh cơ bản

2

0.5

1.5

 

3

Làm việc với vùng chọn

2

0.5

1.5

 

4

Cơ bản về Layer

2

0.5

1.5

 

5

Chỉnh sửa và chỉnh sửa nâng cao ảnh kỹ thuật số

3

1

2

 

6

Mặt nạ và kênh

2

0.5

1.5

 

7

Thiết kế với chữ (Typographic)

2

0.5

1.5

 

8

Làm việc với đối tượng dạng Vector

2

0.5

1.5

 

9

Các kỹ thuật ghép hình nâng cao

3

1

2

 

10

Hiệu ứng cọ tô trong Photoshop

1

0.5

0.5

 

11

Thao tác với hình ảnh cho web

2

1

1

 

12

Thiết kế, đóng gói và in ấn đúng màu

1

0.5

0.5

 

13

Photoshop nâng cao 1: Thiết kế hiệu ứng cho quảng cáo

  • Sử dụng hiệu ứng cọ tô trông Photoshop
  • Sử dụng nhóm filter, Blur
  • Nhóm công cụ chỉnh sửa ảnh
  • Ứng dụng bộ lọc Filter trong thiết kế quảng cáo

3

0.5

2.5

 

14

Photoshop nâng cao 2:  Thiết kế hiệu ứng đặc biệt

  • Chính sửa ảnh
  • Tạo chất liệu cho chữ trong thiết kế quảng cáo (fx)

3

0.5

2.5

 

 

Cộng

30

10

20

 

Nội dung chi tiết

1.  Giới thiệu môi trường làm việc của Adobe Photoshop CS6 (2 giờ)

  • Mở tài liệu trong Adobe Photoshop.
  • Chọn và sử dụng một công cụ trong hộp công cụ.
  • Thiết lập tùy chọn cho một công cụ chọn lựa bằng thanh Options.
  • Sử dụng các cách khác nhau để thu phóng một hình ảnh.
  • Lựa chọn, sắp xếp lại và sử dụng các Panel.
  • Chọn lệnh trong Panel và trong các menu ngữ cảnh.
  • Mở và sử dụng một Panel trong bảng Panel.
  • Hoàn tác hành động để sửa lỗi hoặc thực hiện các lựa chọn khác.
  • Tùy biến không gian làm việc.
  • Tìm kiếm các chủ đề trong Photoshop Help.

Kết quả: nắm được môi trường làm việc của Photoshop, có thể làm chủ và tùy biến không gian làm việc theo ý muốn.

2.  Chỉnh sửa ảnh cơ bản (2 giờ)

  • Hiểu về độ phân giải và kích thước hình ảnh
  • Mở và chỉnh sửa hình ảnh trong Camera Raw.
  • Chỉnh tông màu của một hình ảnh
  • Nắn thẳng và cắt cúp một hình ảnh.
  • Tô phủ màu với công cụ Color Replacement.
  • Chỉnh bão hòa màu của một khu vực hình ảnh bằng công cụ Sponge.
  • Sử dụng công cụ Clone Stamp để xóa những phần không mong muốn của một hình ảnh.
  • Sử dụng công cụ Spot Healing Brush để sửa chữa một phần hình ảnh.
  • Sử dụng công cụ Content-Aware Patch để loại bỏ nhược điểm.
  • Áp dụng bộ lọc Unsharp Mask để hoàn thành hình ảnh chỉnh sửa.
  • Lưu hình ảnh để sử dụng trong in ấn Offset.

Kết quả: có thể chỉnh sửa cơ bản hình ảnh như tô màu, chỉnh tông màu, cắt cúp, loại bỏ chi tiết thừa, sửa lỗi cho vùng ảnh, lưu ảnh phù hợp yêu cầu in offset
3.  Làm việc với vùng chọn (2 giờ)

  • Chọn một vùng hình ảnh bằng công cụ tạo vùng chọn.
  • Định vị một vùng chọn.
  • Di chuyển và sao chép nội dung của một vùng chọn.
  • Sử dụng kết hợp bàn phím vàch chuột để tiết kiệm thời gian và thao tác.
  • Loại bỏ một vùng chọn.
  • Hạn chế sự di chuyển của một vùng được chọn.
  • Điều chỉnh vị trí của một vùng chọn bằng các phím mũi tên.
  • Thêm và bớt vào một vùng chọn.
  • Xoay một vùng chọn.
  • Sử dụng nhiều công cụ lựa chọn để tạo vùng chọn phức tạp.
  • Xoá bỏ các điểm ảnh trong vùng lựa chọn.

Kết quả: hiểu về vùng chọn, làm chủ các công cụ và lệnh liên quan tới tạo và quản lý vùng chọn

4.  Cơ bản về Layer (2 giờ)

  • Sắp xếp hình ảnh trên layer.
  • Tạo, xem, ẩn và chọn layer.
  • Sắp xếp lại layer để thay đổi thứ tự các thành phần thiết kế
  • Áp dụng chế độ hòa trộn cho các layer.
  • Thay đổi kích thước và xoay các layer.
  • Áp dụng một Gradient cho một layer.
  • Áp dụng một filter cho một layer.
  • Thêm chữ và hiệu ứng cho layer.
  • Thêm một lớp điều khiển.
  • Lưu bản sao của tập tin với một layer duy nhất.

Kết quả: hiểu và thao tác thông thạo trên layer, nắm vững các thủ thuật thao tác với layer

5.  Chỉnh sửa và chỉnh sửa nâng cao ảnh kỹ thuật số (3 giờ)

  • Xử lý một ảnh dạng camera raw và lưu lại những điều chỉnh.
  • Sửa chữa một bức ảnh kỹ thuật số, loại bỏ mắt đỏ và nhiễu và làm nổi bật các chi tiết.
  • Áp dụng hiệu chỉnh ống kính quang học cho một hình ảnh.
  • Căn và pha trộn hai hình ảnh để mở rộng chiều sâu của lĩnh vực.
  • Áp dụng các thực hành tốt nhất cho việc tổ chức, quản lý và lưu hình ảnh.
  • Hợp nhất các hình ảnh phơi sáng khác nhau để tạo nên một ảnh HDR.

Kết quả: hiểu về định dạng và cách điều chỉnh ảnh Camera Raw, nắm vững các thao tác chỉnh sửa ảnh kỹ thuật số, các kỹ năng hiệu chỉnh màu nâng cao, chỉnh sửa ảnh bị biến dạng và tang chiều sâu cho ảnh…
6.  Mặt nạ và kênh (2 giờ)

  • Tạo ra một mặt nạ để loại bỏ một đối tượng từ một nền tảng.
  • Tinh chỉnh một mặt nạ có đường bao phức tạp.
  • Tạo một mặt nạ tạm thời để thay đổi một vùng chọn.
  • Chỉnh sửa một mặt nạ bằng cách sử dụng bảng Properties.
  • Chỉnh một hình ảnh bằng cách sử dụng Puppet Warp.
  • Lưu vùng chọn thành một kênh alpha.
  • Xem một mặt nạ trong bảng Channel.
  • Tải một kênh thành vùng chọn.
  • Cô lập một kênh để thay đổi hình ảnh.

Kết quả: hiểu và áp dụng thành thục kỹ thuật sử dụng Mặt nạ và Kênh để chỉnh sửa ảnh.

7.  Thiết kế với chữ (Typographic) (2 giờ)

  • Sử dụng đường dẫn để định vị text.
  • Tạo một mặt nạ lớp từ text.
  • Kết hợp text với các layer khác.
  • Định dạng text.
  • Dàn text trên đường dẫn.
  • Tạo và áp dụng Style cho text.
  • Kiểm soát và định vị text bằng các tính năng tiên tiến.

Kết quả: hiểu và nắm vững cách xử lý Text trong Photoshop.

8.  Làm việc với đối tượng dạng Vector (2 giờ)

  • Phân biệt giữa bitmap và đồ họa vector.
  • Vẽ đường thẳng và đường cong bằng công cụ Pen.
  • Chuyển đổi một path thành vùng chọn và chuyển đổi một vùng chọn thành path.
  • Lưu paths.
  • Vẽ và chỉnh sửa shape layers.
  • Vẽ hình dạng tùy chỉnh.
  • Nhập và chỉnh sửa một Smart Object từ Adobe Illustrator.

Kết quả: nắm vững khái niệm về đối tượng Vector trong Photoshop, cách tạo path, tạo Shap layer, tự tạo các shape layer; hiểu và thao tác tốt với Smart Object.


9. Các kỹ thuật ghép hình nâng cao (3 giờ)

  • Thêm đường dẫn để giúp bạn đặt và căn chỉnh hình ảnh chính xác.
  • Lưu vùng chọn và tải chúng như mặt nạ.
  • Áp dụng hiệu ứng màu cho những vùng không có mặt nạ của một hình ảnh.
  • Áp dụng bộ lọc cho vùng chọn để tạo ra các hiệu ứng.
  • Thêm Layer Style để tạo hiệu ứng đặc biệt có thể chỉnh sửa.
  • Ghi và phát lại một hành động để tự động hóa một loạt các bước.
  • Pha trộn hình ảnh để tạo ra một bức tranh toàn cảnh.

Kết quả: biết cách sử dụng Layer Style để tạo hiệu quả cho layer; nắm được cách sử dụng Filter, sử dụng tốt kỹ thuật chỉnh màu nâng cao và sử dụng Actions để tự động hóa các thao tác.

10.  Hiệu ứng cọ tô trong Photoshop (1 giờ)

  • Tùy chỉnh thiết lập cho brush.
  • Kết hợp màu sắc.
  • Sử dụng một đầu súng phun.
  • Tạo một thiết lập riêng cho brush.
  • Sử dụng brush khô và ướt để hòa trộn màu sắc.

Kết quả: áp dụng các tùy biến Brush để tạo hiệu quả nghệ thuật cho ảnh.

 

11. Thao tác với hình ảnh cho web (2 giờ)

  • Cắt ảnh trong Photoshop
  • Phân biệt giữa user slices và auto slices.
  • Liên kết user slices với các trang hay địa chỉ HTML.
  • Tối ưu hóa hình ảnh cho web và lựa chọn chế độ nén tốt nhất.
  • Xuất ảnh độ phân giải cao để phóng lớn.
  • Giới thiệu hình ảnh của bạn trong một thư viện phương tiện truyền thông.

Kết quả: nắm vững yêu cầu về kỹ thuật đối với ảnh cho web, biết cắt ảnh để xuất trang dạng HTML cơ bản, biết đặt liên kết cho ảnh, nắm vững các định dạng thông dụng của ảnh cho web và ưu thế của từng định dạng.

12. Thiết kế và in ấn đúng màu (1 giờ)

  • Xác định ảnh RGB, Grayscale, và CMYK để hiển thị, chỉnh sửa và in ấn.
  • Chuẩn bị hình ảnh để in trên một máy in PostScript CMYK.
  • Chuẩn hóa ảnh để in ấn.
  • Lưu hình ảnh như một tập tin EPS CMYK.
  • Tạo và bản tách bốn màu.
  • Tìm hiểu về hình ảnh được chuẩn bị sẵn sàng cho việc in ấn trên máy.

Kết quả: biết cách xuất tài liệu phù hợp với quy chuẩn in ấn công nghiệp trên máy in Offset

13. Photoshop nâng cao 1: Thiết kế hiệu ứng cho quảng cáo (3 giờ)

  • Sử dụng hiệu ứng cọ tô trông Photoshop
  • Sử dụng nhóm filter, Blur
  • Nhóm công cụ chỉnh sửa ảnh
  • Ứng dụng bộ lọc Filter trong thiết kế quảng cáo

Kết quả: ứng dụng Photoshop trong thiết kế quảng cáo

14. Photoshop nâng cao 2:  Thiết kế hiệu ứng đặc biệt (3 giờ)

  • Chính sửa ảnh
  • Tạo chất liệu cho chữ trong thiết kế quảng cáo (fx)

Kết quả: ứng dụng Photoshop trong thiết kế quảng cáo

15. Kiểm tra kết thúc môn (2 giờ)

  • Làm bài kiểm tra thực hành trong phòng máy

Kết quả: đánh giá tổng quan kiến thức của học viên trong suốt quá trình học Photoshop.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình Photoshop – ITPLUS biên soạn (lưu hành nội bộ)
  • Adobe Photoshop CS6 Classroom in a Book – Peachpit – Pearson Education – 2012
  • Sử dụng bộ lọc trên Photoshop - NXB Thống kê - VN Guide
  • Adobe Photoshop Xử lý các tính năng chuyên sâu - NXB Thống kê - Đỗ Duy Việt
  • Hướng dẫn tạo chữ đẹp - NXB Thống Kê - VN Guide

Tiêu chí đánh giá:

  • Thang điểm tính theo thang 100 (hệ số 1)
  • Học viên phải tham gia tối thiểu 80% thời lượng môn học mới được làm bài kiểm tra
  • Kết quả:
    • Học viên phải học lại nếu kết quả < 40 điểm
    • Học viên phải thi lại nếu kết quả >= 40 điểm và < 65 điểm

 

 

 

2.Module 2 – Tạo mẫu in ấn với Adobe Illustrator

a.Mã môn học: AI

b.Thời lượng môn học: 30 giờ

c. Mục tiêu môn học:

Học viên sau khi học hết môn, về cơ bản có thể hoàn thành mọi yêu cầu về thiết kế 2D:

  • Vẽ logo, biểu tượng trong Adobe Illustrator.
  • Biết cách  phối màu.
  • Thiết kế được các sản phẩm ứng dụng trong lĩnh vực in ấn như  Cardvisit, Brochure, Pano, Bìa sách, Bao bì sản phẩm, thiết kế tạo mẫu ...

d. Công cụ thực hành:

  • Adobe Illustrator CS6

f. Nội dung tổng quát:

STT

Tên các bài trong môn học

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng

LT

TH

KT

1

Giới thiệu môi trường làm việc của Illustrator CS6

2

2

 

 

2

Các kỹ thuật lựa chọn và sắp xếp đối tượng

2

1

1

 

3

Tạo và chỉnh sửa các hình cơ bản

3

1.5

1.5

 

4

Các kỹ thuật biến đổi đối tượng

2

1

1

 

5

Kỹ thuật vẽ với Pen và Pencil

2

1

1

 

6

Các vấn đề về màu sắc

2

1

1

 

7

Làm việc với Text

2

1

1

 

8

Làm việc với Layer

1

0.5

0.5

 

9

Phối hợp (hòa trộn) các đối tượng và màu sắc

1

0.5

0.5

 

10

Làm việc với  Brushes

2

0.5

1

 

11

Áp dụng các hiệu ứng

2

0.5

1

 

12

Các vấn đề về thuộc tính đối tượng và Graphics Style

1

0.5

0.5

 

13

Làm việc Symbols

1

0.5

1.5

 

14

Kết hợp Illustrator với các chương trình khác của Adobe, Đóng gói và In ấn

1

0.5

0.5

 

15

AI nâng cao 1: thiết kế Logo, Icon, Symbol

3

0.5

2.5

 

16

AI nâng cao 2: Thiết kế Tri-folder, Card, Folder

3

0.5

2.5

 

 

Cộng

30

 

 

 

Nội dung chi tiết:

1. Giới thiệu môi trường làm việc của Adobe Illustrator CS6 (2 giờ)

  • Mở một tài liệu Illustrator CS6
  • Điều chỉnh độ sáng giao diện người dùng.
  • Làm việc với hộp công cụ.
  • Làm việc với các bảng điều khiển.
  • Thiết lập lại và lưu không gian làm việc của bạn.
  • Sử dụng tùy chọn view để quan sát bản thiết kế.
  • Làm việc với nhiều artboard và tài liệu.
  • Tìm hiểu về thước đo.
  • Khám phá nhóm tài liệu.
  • Sử dụng Illustrator Help.

Kết quả: nắm vững và có thể tùy biến môi trường làm việc của Illustrator

2. Các kỹ thuật lựa chọn và sắp xếp đối tượng (2 giờ)

  • Làm quen các công cụ lựa chọn và các kỹ thuật lựa chọn.
  • Nhận biết Smart Guides.
  • Lưu lựa chọn để tái sử dụng trong các phiên làm việc sau.
  • Sử dụng công cụ và lệnh để sắp xếp các hình trong trang làm việc.
  • Nhóm và rã nhóm các đối tượng.
  • Làm việc trong chế độ cách ly.
  • Sắp xếp nội dung.
  • Chọn sau nội dung.
  • Sao chép với công cụ lựa chọn.
  • Ẩn và khóa các mục trong bản thiết kế.

Kết quả: nắm vững các kỹ thuật và công cụ lựa chọn, biết sắp xếp, gióng hàng các đối tượng

3. Tạo và chỉnh sửa các hình cơ bản (3 giờ)

  • Tạo một tài liệu với nhiều trang làm việc.
  • Sử dụng các công cụ và lệnh để tạo ra hình dạng cơ bản.
  • Làm việc với chế độ vẽ.
  • Use rulers and Smart Guides as drawing aids.
  • Tỷ lệ và bản sao các đối tượng.
  • Phác thảo các đối tượng.
  • Chỉnh sửa đường viền với công cụ Width.
  • Làm việc với các công cụ Shape Builder.
  • Làm việc với các lệnh Pathfinder để tạo ra hình dạng.
  • Sử dụng Image Trace để tạo ra hình dạng.

Kết quả: biết tạo các đối tượng, kết hợp các đối tượng và các công cụ để tạo mới các đối tượng từ các đối tượng được chọn, tạo đối tượng vector từ ảnh với tiện ích Image Trace.

4. Các kỹ thuật biến đổi đối tượng (2 giờ)

  • Thêm, chỉnh sửa, đổi tên và sắp xếp lại các trang làm việc trong một tài liệu.
  • Khảo sát các trang làm việc.
  • Chọn đối tượng đơn lẻ, đối tượng trong một nhóm, và các bộ phận của một đối tượng.
  • Sử dụng các phương pháp để di chuyển, thay đổi tỷ lệ và xoay đối tượng.
  • Làm việc với Smart Guides.
  • Lật, kéo xiên và làm biến dạng các đối tượng.
  • Điều chỉnh phối cảnh của một đối tượng.
  • Áp dụng đa biến đổi(cho một hay nhiều đối tượng).
  • Áp dụng một hiệu ứng làm biến dạng.
  • Lặp lại thao tác biến đổi một cách dễ dàng và nhanh chóng.
  • Sao chép vào nhiều trang làm việc.

Kết quả: nắm vững các kỹ thuật, hiệu ứng, công cụ để có thể biến đổi các đối tượng theo ý muốn.

5. Kỹ thuật vẽ với Pen và Pencil (2 giờ)

  • Vẽ đường cong.
  • Vẽ đường thẳng.
  • Sử dụng layer mẫu.
  • Điểm cuối của đoạn và chia tách đoạn.
  • Lựa chọn và điều chỉnh đoạn đường cong.
  • Tạo đường đứt đoạn và thêm đầu mũi tên.
  • Vẽ và hiệu chỉnh với công cụ Pencil.

Kết quả: nắm vững công cụ để có thể vẽ bất cứ đối tượng hay hình dạng mong muốn.

6. Các vấn đề về màu sắc (2 giờ)

  • Sử dụng các chế độ màu và kiểm soát màu sắc.
  • Tạo, chỉnh sửa, tô màu bằng bảng điều khiển và phím tắt.
  • Đặt tên và lưu màu, tạo các nhóm màu, và xây dựng một bảng màu.
  • Sử dụng bảng hướng dẫn màu sắc, điều chỉnh màu sắc, Đổi màu cho bản thiết kế.
  • Sao chép màu và các thuộc tính của một đối tượng khác.
  • Tạo ra và tô với mẫu tô Pattern.
  • Làm việc với công cụ Live Paint.

Kết quả: hiểu các chế độ màu và môi trường áp dụng, biết sử dụng các thư viện màu cho sẵn cũng như có thể tự tạo màu mới, quản lý các bộ sưu tập màu, biết cách dùng Kuler để tạo hòa sắc màu cho thiết kế.

7. Làm việc với Text (2 giờ)

  • Nhập văn bản.
  • Tạo cột văn bản.
  • Thay đổi các thuộc tính văn bản.
  • Tạo và chỉnh sửa paragraph và character styles.
  • Sao chép và áp dụng các thuộc tính văn bản bằng cách lấy mẫu.
  • Làm cho văn bản bao quanh một đồ họa.
  • Định hình lại văn bản.
  • Tạo văn bản chạy trên đường dẫn và chu vi của hình khép kín.
  • Tạo đường viền văn bản.

Kết quả: hiểu và sử dụng tốt công cụ text và các kiểu loại text, đưa text vào bản thiết kế.

8. Làm việc với Layer (1 giờ)

  • Làm việc với bảng điều khiển Layer.
  • Tạo, sắp xếp lại, khóa các layer và layer con.
  • Di chuyển đối tượng giữa các layer.
  • Xác định vị trí các đối tượng trong bảng Layer.
  • Sao chép và dán các đối tượng và các layer từ một tập tin khác.
  • Hợp nhất các layer lại thành một layer duy nhất.
  • Gán bóng đổ cho một layer.
  • Tạo mặt nạ lớp.
  • Gán một thuộc tính đính kèm cho các đối tượng và các layer.
  • Cô lập nội dung trong một layer.

Kết quả: sử dụng thành thạo layer panel, nắm vững khái niệm tầng thứ các đối tượng, tạo và sử dụng mặt nạ.

9. Vẽ phối cảnh trong môi trường Illustrator (1 giờ)

  • Tìm hiểu bản vẽ phối cảnh.
  • Sử dụng và cài đặt các hệ lưới.
  • Vẽ và chỉnh sửa các đối tượng trong môi trường phối cảnh.
  • Sửa không gian lưới và nội dung.
  • Tạo và chỉnh sửa văn bản trong phối cảnh.
  • Gắn Symbol vào phối cảnh.

Kết quả: biết cách tạo đối tượng có tính phối cảnh trong Illustrator.

10. Phối hợp (hòa trộn) các đối tượng và màu sắc (2 giờ)

  • Tạo và lưu một màu tô chuyển.
  • Áp dụng và chỉnh sửa màu tô chuyển trên đường viền.
  • Áp dụng và chỉnh sửa một màu tô chuyển xuyên tâm.
  • Thêm màu vào một mẫu tô chuyển.
  • Điều khiển chiều hướng hòa trộn màu của một mẫu tô chuyển.
  • Điều chỉnh độ trong suốt của màu sắc trong một mẫu tô chuyển.
  • Pha trộn các hình dạng của các đối tượng trong các bước trung gian.
  • Tạo sự hòa trộn mượt giữa các đối tượng.
  • Điều chỉnh các thuộc tính của một hòa trộn - màu sắc - hướng - hình dáng

Kết quả: nắm được cách sử dụng công cụ và kỹ thuật Blend và các cách ứng dụng.

11. Làm việc với  Brushes (2 giờ)

  • Sử dụng bốn loại Brush: Art, Calligraphic, Pattern, and Bristle.
  • Áp dụng các brushes cho các đường paths tạo bởi các công cụ vẽ.
  • Tô và chỉnh sửa các đường path với công cụ Paintbrush.
  • Thay đổi màu sắc và điều chỉnh các thiết lập cho brush.
  • Tạo brush mới trong Adobe Illustrator.
  • Làm việc với các công cụ Brush Blob và công cụ Eraser.

Kết quả: hiểu và sử dụng thành thạo các loại Brush, biết tạo các brush tùy biến.

12. Áp dụng các hiệu ứng (2 giờ)

  • Sử dụng nhiều hiệu ứng khác nhau như Pathfinder, Scribble, và Drop Shadow.
  • Sử dụng hiệu ứng Warp để biến đổi văn bản.
  • Tạo đối tượng 3D từ đối tượng 2D.
  • Gán các symbol vào bề mặt của đối tượng 3D.

Kết quả: biết cách tạo đối tượng dạng 3D trong Illustrator, ứng dụng tạo các mẫu thiết kế 3D.

13. Các vấn đề về thuộc tính đối tượng và Graphics Style (2 giờ)

  • Tạo và chỉnh sửa một thuộc tính đính kèm.
  • Thêm một đường viền khác cho đối tượng.
  • Sắp xếp lại các thuộc tính đính kèm và áp dụng chúng vào layer.
  • Sao chép, bật và tắt, và loại bỏ các thuộc tính đính kèm.
  • Lưu một thuộc tính đính kèm như là một graphic style.
  • Áp dụng một graphic style cho một đối tượng và một layer.
  • Áp dụng nhiều graphic style cho một đối tượng và một layer.
  • Sắp xếp nội dung vào lưới pixel.
  • Làm việc với công cụ Slice và Slice Selection.
  • Sử dụng lệnh Save For Web.

Kết quả: hiểu về thuộc tính đính kèm của đối tượng, cách thêm, bớt, xóa bỏ thuộc tính. Tạo Style và áp dụng style cho các đối tượng.

14. Làm việc Symbols (1 giờ)

  • Làm việc với các symbol có sẵn.
  • Tạo mới một symbol.
  • Sửa đổi và xác định lại một symbol.
  • Sử dụng công cụ Symbolism.
  • Lưu trữ và tái sử dụng các thiết kế trong bảng điều khiển Symbol.
  •  Làm việc với các biểu tượng và Adobe Flash ®.

Kết quả: hiểu về Symbol, biết tạo Symbol, áp dụng symbol trong thiết kế.

15. Kết hợp Illustrator với các chương trình khác của Adobe (2 giờ)

  • Phân biệt giữa vector và đồ họa bitmap.
  • Liên kết và nhúng đồ họa Adobe Photoshop vào một tập tin Adobe Illustrator.
  • Tạo và chỉnh sửa một Clipping Mask đơn giản.
  • Tạo một clipping mask từ một hình vẽ.
  • Tạo một clipping mask từ một compound path.
  • Tạo một mặt nạ opacity để hiển thị một phần của hình ảnh.
  • Màu mẫu trong một hình ảnh.
  • Làm việc với bảng điều khiển Links.
  • Thay thế một hình ảnh bằng một hình ảnh khác và cập nhật thay đổi của tài liệu.
  • Xuất một tài liệu có nhiều layer sang Adobe Photoshop.

Kết quả: biết cách trao đổi, nhập xuất tài liệu phù hợp với các chương trình cùng họ Adobe.

 

16. AI nâng cao 1: (3 giờ)

Kết quả: ứng dụng trong Illustrator trong thiết kế thiết kế Logo, Icon, Symbol

17. AI nâng cao 2: (3 giờ)

Kết quả: ứng dụng trong Illustrator trong thiết kế Thiết kế Tri-folder, Card, Folder

18. Kiểm tra kết thúc môn (2 giờ)

  • Làm bài kiểm tra thực hành trong phòng máy

Kết quả: đánh giá tổng quan kiến thức của Học viên trong suốt quá trình học Illustrator.

  • Giáo trình Illustrator – ITPLUS biên soạn (lưu hành nội bộ)
  • Adobe Illustrator CS6 Classroom in a Book Peachpit – Pearson Education – 2012
  • Giáo trình Illustrator – ĐHQG TP HCM – Trường ĐHKHTN – TTTH -  Nguyễn Thị Phương Lan
  • Các Tuyệt Chiêu Adobe Illustrator CS5 - Thực Hành Bằng Hình Minh Họa – NXB Từ điển bách khoa

Tiêu chí đánh giá:

  • Thang điểm tính theo thang 100 (hệ số 1)
  • Học viên phải tham gia tối thiểu 80% thời lượng môn học mới được làm bài kiểm tra
  • Kết quả:
    • Học viên phải học lại nếu kết quả < 40 điểm
    • Học viên phải thi lại nếu kết quả >= 40 điểm và < 65 điểm

 

 

 

3.Module 3 – Xuất bản – In ấn Adobe Indesign

a.Mã môn học: IND

b.Thời lượng môn học: 21 giờ

c.Mục tiêu môn học:

  • Cung cấp kiến thức về tài liệu nhiều trang, khái niệm và quy trình chế bản điện tử.
  • Kết thúc môn học, Học viên có thể tạo các tài liệu nhiều trang như sách, tạp chí, báo, catalouges, tài liệu hướng dẫn…

d.Công cụ thực hành:

  • Adobe InDesign CS6

e.Nội dung tổng quát:

STT

Tên các bài trong môn học

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng

LT

TH

KT

1

Giới thiệu môi trường làm việc của Adobe InDesign CS6

1

1

 

 

2

Giới thiệu công dụng và vai trò của InDesign

1

1

 

 

3

Thiết lập tài liệu và làm việc với các trang

2

1

1

 

4

Làm việc với các đối tượng

2

1

1

 

5

Làm việc với Text

2

1

1

 

6

Làm việc với Typography

2

1

1

 

7

Làm việc với màu sắc

1

0.5

0.5

 

8

Làm việc với Style

2

1

1

 

9

Nhập và chỉnh sửa các đối tượng đồ họa

1

0.5

0.5

 

10

Làm việc với bảng - Table

1

0.5

0.5

 

11

Làm việc với Transparency – các kỹ thuật làm trong nền

2

1

1

 

12

In ấn, Đóng gói và Xuất bản

1

0.5

0.5

 

13

Tạo tài liệu dạng Adobe PDF

1

0.5

0.5

 

14

Tạo và xuất bản Ebook

1

0.5

0.5

 

15

Làm việc với tài liệu dài - Book

1

0.5

0.5

 

 

Cộng

21

8

12

 

Nội dung chi tiết:

1.  Giới thiệu môi trường làm việc của Adobe InDesign CS6 (1 giờ)

  • Sử dụng thanh Application và bảng điều khiển.
  • Cửa sổ quản lý tài liệu.
  • Làm việc với các bảng điều khiển.
  • Lưu không gian làm việc của riêng bạn.
  • Thay đổi độ phóng đại của tài liệu.
  • Điều hướng một tài liệu.
  • Sử dụng các menu ngữ cảnh.

Kết quả: nắm vững và có thể tùy biến không gian làm việc của InDesign.

2.  Giới thiệu công dụng và vai trò của InDesign  (1 giờ)

  • Sử dụng phần mềm Adobe Bridge để truy cập các tập tin.
  • Kiểm soát các vấn đề với bảng Preflight.
  • Xem và di chuyển trong một tài liệu.
  • Nhập văn bản và định dạng kiểu chữ.
  • Nhập văn bản và khung văn bản.
  • Nhập. cắt cúp và di chuyển đối tượng đồ họa.
  • Làm việc với các đối tượng.
  • Tự động định dạng văn bản đoạn, ký tự, object styles.
  • Xem trước tài liệu ở chế độ trình bày.

Kết quả: hiểu vai trò của InDesign, biết thao tác cơ bản với các đối tượng

3.  Thiết lập tài liệu và làm việc với các trang  (2 giờ)

  • Lưu các thiết lập tùy chỉnh tài liệu như một tài liệu mẫu.
  • Bắt đầu một tài liệu mới và thiết lập mặc định của tài liệu.
  • Thiết lập một trang chủ.
  • Tạo một trang chủ mới.
  • Áp dụng các trang chủ cho các trang tài liệu.
  • Thêm trang vào một tài liệu.
  • Sắp xếp lại và xóa các trang.
  • Thay đổi kích thước trang.
  • Tạo và xác định số trang.
  • Dàn trang tài liệu.

Kết quả: làm chủ các thao tác với trang; nắm vững khái niệm và cách áp dụng Master Page.

4.  Làm việc với các đối tượng (2 giờ)

  • Làm việc với layer.
  • Tạo và chỉnh sửa khung văn bản và khung hình đồ họa.
  • Nhập đồ họa vào khung hình đồ họa.
  • Nhập nhiều đồ họa vào một mạng lưới các khung hình.
  • Cắt, di chuyển và thay đổi tỷ lệ đồ họa.
  • Điều chỉnh khoảng cách giữa các khung hình.
  • Thêm phụ đề vào khung hình đồ họa.
  • Đặt và liên kết khung đồ họa.
  • Thay đổi hình dạng của khung hình.
  • Dàn văn bản xung quanh một đối tượng.
  • Tạo khung hình phức tạp.
  • Chuyển đổi hình dạng khung hình sang hình dạng khác.
  • Sửa đổi và sắp xếp các đối tượng.
  • Chọn và thay đổi nhiều đối tượng.

Bài viết cùng chủ đề