- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Định hình và tạo ra một nhận diện thương hiệu thì không hề khó như bạn vẫn nghĩ! Vậy nên, trong bài này chúng tôi sẽ giải thích cho bạn hiểu về cách để thực hiện điều này một cách dễ dàng, chuyên nghiệp và tiết kiệm thời gian từ điểm xuất phát của dự án thiết kế.
Khi khách hàng tìm tới bạn để thuê bạn thiết kế cho họ một bộ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm mới, dịch vụ hay sự kiện của họ, mọi thứ xem ra có vẻ khá rắc rối và đau đầu. Nhưng bạn cũng không cần phải lo lắng đâu – tất cả những gì bạn cần làm chỉ đơn giản là áp dụng tất cả các kỹ năng mà bạn xây dựng trong sự nghiệp thiết kế của mình bằng một cách hơi khác đi một chút. Để giúp bạn với việc đó, đây là một vài mẹo nhỏ từ các chuyên gia trong việc phát triển bộ nhận diện thương hiệu hoàn hảo, khiến bạn và khách hàng của bạn cảm thấy hài lòng.
1. Xác định chiến lược đúng đắn ngay từ bước đầu
Khi bắt đầu công việc thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu mới, điều đầu tiên là bạn hãy vẽ ra một chiến lược thương hiệu để tập hợp lại những giá trị thương hiệu và những dự định mà cả hai đã đồng thuận với nhau. Nếu cả bạn và khách hàng không có tiếng nói chung khi bắt đầu thực hiện dự án thiết kế, khách hàng sẽ không có tiêu chí nào để đong đếm hay đánh jgias được concept của bạn có phù hợp cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp hay không.
2. Làm việc với một bản mô tả thiết kế rõ ràng, cụ thể
Nếu concept được tạo ra mà không cần mô tả chi tiết, cụ thể của thương hiệu thì cuối cùng cả hai sẽ bị phụ thuộc quá nhiều vào những ý tưởng cảm tính của giải pháp thiết kế và theo đó sẽ dẫn tới việc thiết kế và đánh giá thiết kế chỉ mang tính chủ quan. Bản mô tả thiết kế tốt thường được đúc rút ra từ một chiến lượng thương hiệu rõ ràng sẽ cho phép cả hai phía có thể định hình và hiện thực hóa quyết định thiết kế.
3. Tự làm nghiên cứu về thương hiệu
Việc nghiên cứu và tìm tòi để thấu hiểu cá tính, đặc trưng của thương hiệu, câu chuyện của nó, tính năng và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy xác định từng sắc thái của khách hàng tiềm năng là ai, những đặc trưng của doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ bao gồm cả việc xác định được khách hàng chủ đích của sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu muốn được người tiêu dùng nhìn nhận như thế nào, những định dạng và kết quả đầu ra giúp thúc đẩy thương hiệu.
4. Thăm dò kỳ vọng của khách hàng
Việc khách hàng tự khám phá những khía cạnh của thương hiệu sẽ rất có giá trị và bạn sẽ thấy ngay những điểm họ thích và hữu ích hơn kỳ vọng và sự hiểu biết của họ về thiết kế thương hiệu của họ rộng đến đâu.
5. Xem xét kỹ những đối thủ cạnh tranh
Cần điều tra những đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, nhìn vào những màu sắc, kiểu chữ và phong cách sử dụng các phương tiện, hình ảnh của những đối thủ và sau đó tạo ra những thức độc đáo thực sự và khác biệt hẳn so với chúng. Cần cân nhắc kỹ về những trường hợp sử dụng khác nhau của nhận diện thương hiệu, những màu sắc được dùng và các kiểu kích cỡ của thiết kế của bạn. Sau đó dừng lại và xem xét nó khi đặt bản thân vào địa vị của khách hàng và suy nghĩ giống như cách suy nghĩ của khách hàng.
6. Đừng phụ thuộc vào logo
Các logo thường mang vai trò trụ cột trong một bộ nhận dạng thương hiệu và giúp nó một cách ngay lập tức và có thể nhận diện được bởi khách hàng, thì thương hiệu không chỉ gồm một mình logo. Khi tạo ra một nhận diện thương hiệu, không nên tập trung vào các yếu tố thiết kế rời rạc. Bạn cần chắc chắn rằng cần bạn đang có một tầm nhìn bao quát về một bức tranh toàn cảnh lớn hơn, bao quát hơn và có cảm nhận rõ ràng về sự tương tác giữa các yếu tố thương hiệu khác với nhau.
7. Không nên bỏ qua khách hàng
Khi logo thường mang vai trò trụ cột trong một bộ nhận dạng thương hiệu và giúp nó một cách ngay lập tức có thể nhận diện được bởi khách hàng thì thương hiệu không chỉ bất chấp bạn có nhiều kinh nghiệm như thế nào trong lĩnh vực thiết kế thì khách hàng – người thuê bạn thiết kế nhận diện thương hiệu cho sản phẩm/ dịch vụ của họ thì hiểu rõ về sản phẩm và dịch vụ hơn bất kỳ ai. Nhồi nhét vào thiết kế của bạn một đống phương tiện hình ảnh để tô điểm cho thiết kế có thể làm bạn nhận được những lời tán thưởng từ những nhà thiết kế cùng ngành khác những điều đó có thể ngược lại kỳ vọng của khách hàng cũng như tinh thần xuyên suốt của thương hiệu – điều quyết định phương hướng thiết kế phù hợp nhất cho thương hiệu.
8. Cần tiết chế khi thiết kế
Hiểu khách hàng và những mong muốn của họ là bước quan trọng đầu tiên để bạn có thể tạo ra một nhận dạng thương hiệu tuyệt vời. Bằng việc giới hạn việc phối màu, các chi tiết trong thiết kế hay kiểu chữ, một nhận diện thương hiệu đơn giản có thể trở nên hiện đại, không bao giờ lỗi thời và luôn cchuyeern mình theo sự thay đổi tầm nhìn của khách hàng.
9. Phát hiện ra những điều đặc biệt
Nếu “điều gì đó đặc biệt” về sản phẩm hoặc khách hàng không được phát hiện ngay từ giai đoạn đầu của việc thiết kế, bạn có thể sẽ bị bỏ lỡ một cơ hội để kết nối với những người mà bạn thiết kế nhận dạng thương hiệu cho và khán giả mà thiết kế của bạn cần phải thu hút. Bạn cần tận dụng những điểm nổi bật của thương hiệu để giúp cho trí tưởng tượng của bạn khi thiết kế nhé!
10. Đọc thêm, tìm hiểu thêm về kinh nghiệm thiết kế thương hiệu
Ngoài 9 bước trên, bạn có thể tìm hiểu thêm các blog hay những trang chuyên về thiết kế để có cái nhìn tổng quan hơn về thiết kế thương hiệu.
Ban Truyền thông ITPlus Academy