ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ DÂN LẬP – NHỮNG ĐIỀU KHÁC BIỆT

29-09-2016 11:59

Đại học công lập là trường đại học do nhà nước đầu tư  kinh phí và cơ sở vật chất, hoạt động chủ yếu bằng các nguồn tài chính công, khoản đóng góp phi vụ lợi

Còn trường Đại học dân lập hay còn gọi là đại học tư thục là một cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, tuyển sinh và đạo theo quy chế của Bộ GD&ĐT, văn bằng cũng tương đương như văn bằng công lập. Nhưng trường đại học dân lập là một trường tư do cá nhân hoặc tổ chức trong một số nước xin phép thành lập hoặc tự đầu tư để mở ra.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu xa hơn để thấy được sự khác biệt giữa hai môi trường đại học này nhé

1. Cơ sở vật chất

Tại trường Đại học dân lập cơ sở vật chất thường khang trang và hiện đại hơn so với các trường công lập. Một phần bởi vốn do dân nên lãnh đạo trường Dân lập hoàn toàn có quyền quyết định đối với việc thay mới, sửa chữa, nâng cấp hay xây dựng bổ sung các tòa nhà, cơ sở vật chất để phục vụ cho việc học tập của các em.

Còn các trường Đại học công lập thì phụ thuộc vào vốn của nhà nước nên việc xin cấp vốn để xây dựng hay nâng cấp phải qua nhiều bước khá phức tạp

Đây chính là sự khác biệt cơ bản giữa đại học công lập và đại học dân lập

(Trường Đại Học Thăng Long - 1 trong 10 trường có kiến trúc đẹp nhất miền Bắc)

(Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội)

2. Học phí

Trường dân lập không được hỗ trợ về vốn của nhà nước, nguồn tài chính để hoạt động là từ học phí của sinh viên học tại trường, từ khác hàng và từ các khoản tiền hiến tặng. Bởi vậy học phí ở trường dân lập có xu hướng cao hơn nhiều so với các trường công lập

3. Chương trình học

Nhằm thu hút được nhiều sinh viên cũng như tăng sức cạnh tranh với các trường công lập, các trường đại học dân lập không chỉ có trang thiết bị hiện đại mà còn có những nỗ lực để thay đổi chương trình học theo hướng thực tế hơn. Một số trường dân lập còn tạo hệ đào tạo liên kết với các trường ở nước ngoài giúp cho sinh viên có được tấm bằng quốc tế ngay khi ra trường. Không chỉ có vậy, các bạn sẽ còn được tiếp xúc với môi trường học quốc tế ngay từ những ngày tháng còn ngồi trên ghế nhà trường.

4. Cơ hội việc làm

Trong môi trường tuyển dụng, trường hợp nếu các ứng viên không có sự khác biệt nhiều trong quá trình phỏng vấn thì thông thường các doanh nghiệp sẽ ưu tiên lựa chọn các bạn sinh viên ở các trường công lập top đầu. Tuy nhiên thì các công ty nước ngoài lại không quan trọng vấn đề trường công hay trường tư, quan tọng là thực lực của ứng cử viên. Vì vậy các bạn đã, đang và sẽ học trường dân lập không cần phải lo lắng về diều này

5. Tiêu chuẩn nhập học

Các trường công lập tuyển sinh khá gắt gao thông qua kỳ thi THPT QG còn trường dân lập thì có thể thông qua xét tuyển học bạ và điểm thi THPT để tiếp nhận thí sinh đầu vào. Đây là một điểm khác nhau cơ bản của 2 loại trường này.

Nhiều phụ huynh và các bạn sinh viên đều cho rằng các trường dân lập chủ yếu có nguồn sinh viên chất lượng kém, lười học, ham chơi và khả năng tư duy không nhanh nhạy so với các bạn trường công lập.

Tuy nhiên, trên thực tế thì có rất nhiều bạn sinh viên học ở trường dân lập lại thành đạt hơn so với các bạn trường đại học công lập. Nguyên nhân là vì các bạn ấy biết kết hợp việc học với kiến thức thực tế, trải nghiệm sống, đi làm thêm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Điều mà một bộ phần không nhỏ các bạn sinh viên công lập chỉ biết chăm chỉ miệt mài bên đèn sách không có được.

Dù học ở đâu, lựa chọn của bạn là gì thì hãy luôn cố gắng hết mình, thử sức ở mọi lĩnh vực và kết hợp những kiến thức trên sách vở với kiến thức thực tế từ lúc sớm nhất có thể thì chắc chắn các bạn sẽ thu được thành quả và thành công nhanh dù bạn là sinh viên công lập hay dân lập

Chúc cho các bạn học sinh THPT đang chuẩn bị bước vào giai đoạn cam go, bước ngoặt của tuổi 18 sẽ có những quyết định đúng đắng cho tương lai, nghề nghiệp của mình bây giờ và sau này.

 

Ban truyền thông ITPlus

 

Bài viết cùng chủ đề