- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là nghề lập trình viên. Lập trình viên là người thiết kế, xây dựng và bảo trì các phần mềm máy tính, bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Họ có thể tạo ra các chương trình mới, sửa lỗi hay nâng cấp các phần mềm đó để tăng hiệu quả cho việc sử dụng máy tính.
Các ngôn ngữ lập trình chủ yếu: Java, C++, PHP, ASP, ASP.Net, C# .....
Việc các Lập trình viên là làm gì ?
Lập trình viên hay còn được gọi là Software Engineering. Một phầm mềm phải được tạo ra từ một “thiết kế” (framework), các lập trình viên sẽ đảm nhận các phần việc khác nhau sau đó kết nối lại để tạo ra một chương trình hoàn chỉnh. Họ được ví là những thợ “coding” (những người gõ những dòng code), làm ra hoặc chỉnh sửa, phát triển các phần mềm dựa trên các công cụ lập trình.
Làm sao để trở thành Lập trình viên
Bạn sẽ phải có khả năng sáng tạo cũng như các kỹ năng phân tích, đánh giá yêu cầu của dự án, sau đó sẽ đưa ra ra các giải pháp thiết kế hoặc các cách tiếp cận công nghệ mới khi công nghệ thay đổi hoặc gặp những framework thiết kế chưa kỹ.
Suy nghĩa một cách rất logic
Điều quan trọng nhất trong lập trình là Logic. Bằng phương pháp logic bạn sẽ có khả năng giải quyết triệt để một vấn đề. Do đó, nghề lập trình thích hợp với các bạn có khả năng suy luận logic linh hoạt và nhạy bén. Với những người như thế họ sẽ không cảm thấy nhức đầu hay nhàm chán khi theo đuổi các đoạn code, gỡ bug, về lỗi, các dấu chấm, phẩy ....
Tiếp cận vấn đề có thứ tự và chú ý tới chi tiết
Một trong những thói quen cần thiết đối với các lập trình viên là cẩn thận và chú ý đến chi tiết. Vì bạn sẽ phải ân hận khi mất hàng ngàn giờ chỉ để sửa 1 lỗi rất nho do bạn vô tình bỏ qua. Kỹ năng truyền đạt thông tin và khả năng viết chương trình mạch lạc, có cấu để động nghiệp có thể hiểu được tại sao bạn lại viết như vậy cũng là yêu cầu bắt buộc đối với các lập trình viên.
Làm việc theo nhóm
Công việc lập trình thường làm việc theo nhóm do đó bạn phải biết thích ứng và biết cách chia sẻ ý kiến cùng nhóm của mình. Các kỹ năng cần thiết khác: khả năng thuyết trình, khả năng giao tiếp ứng xử, phối hợp trong công việc ... để thông tin được thông suốt và phối hợp được với những đồng nghiệp trong công ty, trong nhóm của bạn
Tính độc lập
Bạn cần phải tính độc lập cao, biết tổ chức và sắp xếp thời gian để hoàn thiện đúng thời hạn của dự án. Lời khuyên: nên ghi lại danh sách những việc bạn phải làm và kiên định, quyết tâm khi làm một mình.
Khả năng thiết kế
Một trong những việc rất quan trọng của lập trình đó là phân tích và thiết kế. Ví dụ khi thiết kế một hệ thông cho kinh doanh, bạn sẽ phải thiết kế các bản lưu trực thông tin, các giao diện để nhập xuất thông tin hay các tài liệu kỹ thuật..... Nghề lập trình viên yêu cầu sự lắng nghe và chuyển đổi các yêu cầu của khách hàng kể cả các khách đơn lẻ hay các nhóm khách hàng. Yêu cầu về chương trình của bạn phải dễ sử dụng và có hiệu quả. Nên các kỹ năng thiết kế là yêu cầu không thể thiếu trong lĩnh vực này
Kiên nhẫn
Các vấn đề mà lập trình viên gặp phải thường là các vấn đề khó có thể giải quyết ngay lập tức. Nhiều khi nó yêu cầu rất nhiều thời gian để giải quyết một cách cẩn thận hoặc tìm hướng đi. Có khi bạn sẽ phải bắt đầu lại từ đầu nếu như bạn đi sai hướng quá xa.
Tự học tập và nâng cao kiến thức, kỹ năng
Công việc lập trình không thể chỉ học ở trường mà bạn sẽ phải học ở từ rất nhiều nguồn thì mới đáp ứng đủ yêu cầu công việc sau này. Vì thế bạn phải có khả năng tự học qua sách vở, tài liệu, internet, học từ những thực tế của những người đi trước và cả bạn bè nữa. Hãy cố gắng trải nghiệp thật nhiều dự án thực tế, dần dần bạn sẽ thành thạo những gì mình học được.
Cuối cùng, lòng đam mê và ước muốn chinh phục thử thách là yếu tố quan quan trọng nhất nếu bạn muốn theo đuổi nghề lập trình viên. Hãy bắt niềm đam mê của mình bằng cách tham gia những khóa đào tạo căn bản để bước những bước đầu tiên trên con đường trở thành lập trình viên của các bạn.
Ban truyền thông ITPlus