Ảnh hưởng của nguyên lý thị giác trong thiết kế

31-03-2023 01:08

1. Nguyên lý về sự hòa hợp trong đa dạng:

Một tác phẩm hoàn chỉnh được xem là một chỉnh thể khi bên trong nó hàm chứa nhiều yếu tố thể hiênj sự đang dạng và tính biến hóa  sự hòa hợp ở các tác phẩm thể hiện ở sự hợp nhất của nhiều yếu tố mà còn là sự kết hợp của những yếu tố, chi tiết nhỏ như màu sắc, đường nét chủ đao hay những hinh khối chủ đạo,...

Trong vũ trụ muốn vàn tinh tú này, tưởng chừng như hỗn loạn nhưng chúng lại vân hành với nhau một cach trơn chu. Bởi vậy thiết kế của bạn cũng như thế, cũng cần biểu hiện, phản ánh các quy luật phối hợp và vận hành của đại vũ trụ.

Tổng thể không gian thiết kế cả về hình thức và các yếu tố vật chất đều được đùng để làm hiển thị nội dung một cách hài hòa chân thật nhất. Mặc dù điểm quan trọng của các yếu tố không hề giống nhau thế nhưng chúng lại tổn tại sự xung hợp, tương tác hiện hữu bên trong. Tóm lại một tác phẩm hoàn chỉnh là một chỉnh thể mà bên trong là sự phối hợp có trật tự các hệ thống nhiều dạng yếu tố hình thức khác nhau khid dược nói chung về một chủ đề hay tư tưởng nào đó mà tác giả muốn truyền tải.

2. Nguyên lý về sự mâu thuẫn, tương phản:

Nguyên lý này là mối quan hệ đối lập và cách thức vận dụng nó trong quá trình hiển thị hóa ý tưởng bằng các ngôn ngữ thị giác. Nhưng điều quan trọng là làm cách nào để điều tiết sự mâu thuẫn này đạt đến mức độ phù hợp, không làm phá vỡ sự thăng bằng của quy luật vận động. Quy luật thị giác cũng vậy, bố cục cần giữ sự tương phản xung hợp bên trong các yếu tố hình thức nhằm tạo ra những nét sinh động, biến hóa điều tiết những sự mâu thuẫn này thành hợp lý, giữ vững tính ổn định và sự hợp thất thành một chỉnh thể của tác phẩm.

Chúng ta có thể phân tích sâu thêm về các vấn đề, hình thức, hình thái của cái gọi là sự tương phản như sau:

- Tương phản về tinh thần nội dung: Thiện và ác, bi và hài, nhân đạo và bất nhân, sinh sôi và tàn lụi, u tối và rạng rỡ, tĩnh và động.

- Tương phản về diện tích, quy mô: lớn nhỏ, vĩ đại, nhỏ bé…

- Tương phản về ánh sáng: sáng tối.

- Tương phản về sắc độ: đậm nhạt, rõ mờ…

- Tương phản về cường độ: mạnh yếu, tươi tái.

- Tương phản về chất liệu: cứng và mềm, thô và mịn, sần và láng, đục và trong…

- Tương phản về mật độ: dày và thưa.

- Tương phản về khối lượng, trọng lượng: lớn, nhỏ, nặng, nhẹ.

- Tương phản về không gian: gần xa, sâu cạn, u tối, rạng rỡ, ấm cúng, lạnh lẽo, rộng hẹp, chặt chẽ, lỏng lẻo.

- Tương phản về khối: vuông tròn, cứng mềm, lồi lõm, âm dương.

- Tương phản về phong cách: cổ điển, hiện đại, xưa nay.

- Tương phản về tâm trạng nhân vật: vui buồn.

- Tương phản thuận: Thuật ngữ này nói đến tình huống mà nghệ sỹ muốn nhấn mạnh, tạo nên sự nổi bật vào vị trí nhân vật trong hoàn cảnh thích hợp cho dù hơi lố.

- Tương phản nghịch: Thuật ngữ này nói đến tình huống mà người nghệ sỹ cố tình tạo nên sự nghịch lý để gây sự chú ý.

Một số thuật ngữ đề cập đến những hình thái tương phản:

- Tương phản về màu nguyên sắc đặt cạnh nhau.

- Tương phản về quang độ.

- Tương phản về cường độ.

- Tương phản về nóng lạnh.

- Tương phản về số lượng.

- Tương phản về tính chất.

- Tương phản tối đa.

- Tương phản tối thiểu.

- Tương phản do phối hợp cạnh nhau.

- Tương phản về phong cách.

Tím lại, chúng ta cần tìm ra những giải pháp để tạo ra sự tương phản, sinh động và không làm mất tinh thần mà đề tài muốn truyền tải. Mong rằng với những chia sẻ trên của Viện CNTT ITPlus có thể giúp các bạn hoàn thiện hơn thiết kế của mình nha!

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hiện tại, Viện CNTT ITPlus có tổ chức các khóa học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:

Ban Truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề

1