BẠN BIẾT GÌ VỀ LOGO TRONG SUỐT

20-08-2019 23:26

Trong bộ nhận diện thương hiệu của Doanh nghiệp, Logo chiếm một vai trò cực kì quan trọng, nó chính là thứ đầu tiên giúp mọi người nhận ra thương hiệu đó. Người ta có thể nhìn thấy logo trên website, mạng xã hội, trong các sản phẩm của doanh nghiệp hay trong một bài quảng cáo. Và đặc điểm của chúng là, chúng có thể dễ dàng hoà hợp với màu của nhiều nền khác nhau để tạo điểm nhấn cho thương hiệu của bạn. Đó là sự thành công của nhà thiết kế khi đã tạo được một Logo trong suốt. Vậy Logo trong suốt là gì và nó có những ứng dụng như thế nào, ITPlus Academy sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết sau đây.


1. Về logo trong suốt
Nghe có vẻ hơi lạ, nhưng hiểu một cách đơn giản logo trong suốt chỉ đề cập đến việc logo của sử dụng một màu nền trong suốt (hoặc không có màu nền). Mục đích của việc này là làm cho thiết kế của bạn nổi bật hoặc có thể cộng hưởng trên bất cứ bề mặt nào. Với logo trong suốt, bạn có thể giúp cho những tấm poster, những tấm danh thiếp dễ dàng hoà trộn với màu sắc nhận diện thương hiệu của bạn với logo của bạn.

Thông thường, khách hàng sẽ được nhà thiết kế cung cấp cho logo trong suốt ở định dạng PNG.
2. Bạn sử dụng Logo trong suốt ở đâu?
Logo trong suốt có thể ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực và hoạt động, có thể phân chia làm hai mảng chính là ứng dụng trên các nền tàng trực tuyến và ứng dụng trong thực tế.
Logo trong suốt trực tuyến
Vì sống trong thời đại 4.0 nên bạn sẽ nhìn thấy logo ở trên các website và các nền tảng online một cách cực kì phổ biến:

  • Video thương hiệu hoặc chiến dịch quảng cáo
  • Trang web, Landing Page
  • Sàn kinh doanh thương mại điện tử
  • Hình ảnh cần watermark
  • Chữ ký email
  • Ảnh bìa mạng xã hội
  • Bài đăng trên mạng xã hội
  • Trình chiếu hoặc hội thảo

Logo trong suốt  trong thực tế

Bên cạnh online, logo trong suốt cũng xuất hiện khá phổ biến trong thực tế

  • Danh thiếp
  • Hàng hóa (ba lô, cốc, chai nước, bút)
  • Bao bì,...
  • Tờ rơi và tài liệu quảng cáo
  • Áp phích
  • Bất kỳ tài liệu tiếp thị in khác

Với từng vị trí đặt logo và mục đích sử dụng logo, bạn cần những phiên bản phù hợp với những ngữ cảnh khác nhau. Hãy nhớ rằng, bạn cần làm cho logo của cộng hưởng với bề mặt cần xuất hiện và không có cảm giác bị chìm hoặc quá nổi bật so với bề mặt. Đó là lí do bạn cần các tệp logo hoạt được trên cả nền sáng và nền tối.
3. Các định dạng tệp phổ biến


PNG : Với khả năng lưu trữ đồ hoạ, hình vẽ và màu sắc trong tệp có kích thước nhỏ nên PNG là định dang được sử dụng phổ biến nhất cho các logo trong suốt.
GIF : Bên cạnh PNG là định dạng được sử dụng phổ biến nhất thì ta có thể cân nhắc định dạng GIF vì nó cũng cho phép nền trong suốt và phù hợp cho logo có hoạt ảnh
SVG: Định dạng tệp này lý tưởng cho các biểu tượng đồ họa và trang web, SVG thường được sử dụng cho in ấn.

Hiện tại, ITPlus Academy có tổ chức các khoá học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:

Ban Truyền thông ITPlus Academy

Bài viết cùng chủ đề