ĐẠI HỌC CÓ CÒN LÀ CON ĐƯỜNG THÀNH CÔNG DUY NHẤT CHO CÁC BẠN HỌC SINH?

02-05-2018 10:50

 

Ngày 20/4/2018 là ngày cuối cùng các thí sinh đăng ký thi THPT và xét tuyển ĐH năm 2018. Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, nhiều thí sinh đã không lực chọn con đường học Đại học sau khi tốt nghiệp THPT.

Thầy Đặng Đình Kỳ - Hiệu trưởng trường THPT Nghi Lộc 5, Nghệ An cho biết, năm nay, trường có 281 học sinh lớp 12 sắp thi THPT. Kết thúc ngày đăng ký, trường có 69 học sinh đăng ký bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên, 212 học sinh đăng ký bài thi tổ hợp Khoa học xã hội. Trong tổng số học sinh sẽ dự thi THPT quốc gia năm nay, thầy Kỳ cho biết có 103/281 học sinh đăng ký xét tuyền vào Đại học, chiến hơn 36%. Số học sinh còn lại là đi học nghề, đi du học theo định hướng xuất khẩu lao động. Thầy Kỳ cũng cho biết trong số 103 học sinh đăng ký xét tuyển ĐH thì bạn đăng ký ít nhất là 1 nguyện vọng và bạn đăng ký nhiều nhất là 10 nguyện vọng.

Tại Hưng Yên, Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Văn Phê  cho biết, năm 2018, tỉnh có 12.889 thí sinh đăng ký thi THPT quốc gia. Trong đó, có 4.456 thí sinh chỉ thi tốt nghiệp, chiếm  trên 34%. Ông Nguyễn Văn Phê cho biết đây là kết quả của công tác phân luồng mà sở đã thực hiện trong thời gian qua. Năm 2017, tỷ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển sinh ĐH cũng tương tự như năm nay.

Còn tại Hà Nội, trường THPT Trần Phú, Hoàn Kiếm có 654 học sinh thi THPT quốc gia. Số thí sinh dự thi bài thi Khoa học tự nhiên là 40%, bài thi khoa học xã hội là 60%. Trong số này, chỉ có một số lượng rất nhỏ thí sinh không đăng ký xét tuyển sinh ĐH vì các em có nhu cầu đi du học. Trường THPT Phan Huy Chú, Đống Đa có 246 học sinh dự thi THPT quốc gia.

Có 146 học sinh đăng ký dự thi bài thi Khoa học xã hội, 100 học sinh đăng ký bài thi Khoa học tự nhiên. Trong số 246 học sinh có 124 học sinh đủ điều kiện miễn thi ngoại ngữ để xét tốt nghiệp THPT. Cả hai trường THPT Phan Huy Chú và THPT Trần Phú, học sinh đăng ký xét tuyển ít nhất là 1 nguyện vọng và nhiều nhất là 20 nguyện vọng.

“Tốt nghiệp là thất nghiệp” – một câu nói đùa của các bạn sinh viên nhưng cũng phản ánh đúng tình trạng thực tế của đại đa số cử nhân Đại học hiện nay.

Ở Việt Nam, việc chọn ngành nghề phụ thuộc nhiều vào các vị phụ huynh hoặc xu hướng nghề nghiệp “hot”, cơ hội tiếp xúc và hiểu rõ về các công việc trong xã hội với các bạn hầu như là con số 0.

 

Chính vì vậy, trước khi nộp hồ sơ Đại học, nhiều bạn vẫn chưa thể xác định được sở thích nghề nghiệp của bản thân để có lựa chọn thích hợp cho tương lai, có khi nhắm mắt đưa chân để đỗ vào một trường nào đoc cho có cái mác “đại học”. Điều này dẫn tới hậu quả là sau khi vào học, tiếp xúc với các môn chuyên ngành “khó nuốt” lại không thực sự hứng thú với ngành học đó làm các bạn sinh viên thụ động, chán nản, lười học lười áp dụng vào cuộc sống.

Ban Truyền thông ITPlus Academy

Bài viết cùng chủ đề

1