- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
“Học nghề thì không có tương lai”, “không đỗ đại học mới đi học nghề”, “học nghề là chỉ có đi sửa điện với sửa xe ô tô”,… Đó là những câu nói mà người ta hay nói về chuyện học nghề của giới trẻ. Vậy “học nghề” có thực sự là xấu, là không có tương lai như họ vẫn nói không? Có phải chỉ học đại học mới là con đường duy nhất đến với thành công?
Trong bài viết dưới đây, ITPlus Academy sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về việc học nghề và học đại học. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc định hướng tương lai.
Theo truyền thống từ xưa đến nay, tấm bằng Đại học luôn là đích đến mà mỗi người đều hướng tới, là thành quả của bao nhiêu năm đèn sách, là thứ xác định tương lai. Nhiều người cho rằng, không có bằng Đại học thì sẽ không có việc làm “xịn”, không khẳng định được trình độ của bản thân trong xã hội, không được coi trọng dù năng lực, kỹ năng thật sự có cao đến mấy. Chính vì vậy, họ luôn cố hết sức mình để thi đỗ đại học, trường nào cũng được, bằng gì cũng được, miễn là có bằng đại học.
Nhưng hiện nay, tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học ngày một tăng lên, phần lớn là do sinh viên khi học đại học chỉ có kiến thức lý thuyết mà không trau dồi những kiến thức thực tế, kỹ năng mềm, thậm chí còn không biết mình thích làm gì, mình sẽ làm gì. Thay vào đó, một bộ phận không nhỏ người trẻ cho rằng, việc quan trọng nhất mà mình cần làm là tìm được cho mình niềm đam mê trong một lĩnh vực nào đó và cố gắng theo đuổi đam mê bằng con đường tốt nhất. Do vậy, họ đã chuyển hướng sang bắt tay ngay vào học nghề tại các trường nghề.
Trong vòng 4-6 năm học ở trường Đại học, các bạn sinh viên sẽ được học rất nhiều kiến thức đại cương và chuyên ngành theo hệ thống kiến thức từ vi mô đến vĩ mô, từ lý thuyết đến thực tế. Tuy nhiên, nền tảng kiến thức vững chắc đó đa phần là các kiến thức hàn lâm, ít thực hành thực tế, do vậy, nếu sinh viên chỉ chăm chăm vào học mà không giao lưu, học hỏi thêm kiến thức thực tiễn, kỹ năng mềm, thì sẽ gặp phải trở ngại lớn trong các hoạt động tương lai.
2. Cơ hội việc làm đa dạng
Tấm bằng cử nhân hay kỹ sư đại học được coi là yếu tố vô cùng quan trọng khi tuyển dụng vào các công ty, doanh nghiệp lớn, do vậy, khi chọn ngành học, các bạn học sinh thường chọn ngành hot tại các trường đại học mà tấm bằng của trường đó có giá trị hơn và dễ xin việc hơn. Tuy nhiên hiện nay, với tình trạng cử nhân tràn lan, thì nhà tuyển dụng lại bắt đầu chuyển sang hướng chú trọng kinh nghiệm, kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn, tính cách của nhân sự, chứ không còn đặt nặng vấn đề bằng cấp nữa.
3. Thu nhập cao
Khi bạn có một tấm bằng đại học ấn tượng là khi bạn được quyền tìm kiếm cho mình một công việc với mức lương mơ ước kèm theo thưởng, hoa hồng, phúc lợi,… Người ta cho rằng việc mức lương của người có bằng cấp cao hơn luôn luôn nhiều hơn so với người có trình độ, bằng cấp thấp hơn. Nhưng thực tế không hẳn tuyệt đối như vậy. Đôi khi công ty, doanh nghiệp lại coi trọng quá trình và thành quả mà nhân viên làm được, chứ không phải những thứ bề ngoài. Bạn học không giỏi, thậm chí không có bằng đại học nhưng kiến thức chuyên môn tốt, công việc đạt hiệu quả cao, thì tất nhiên, bạn sẽ nhận được đãi ngộ xứng đáng với những gì bạn bỏ ra.
4. Là môi trường phát triển bản thân
Môi trường học ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và việc trau dồi kiến thức của sinh viên. Các bạn khi mới rời xa vòng tay của bố mẹ cần có một môi trường học năng động, tăng khả năng tư duy sáng tạo, giúp các bạn rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng tự học, giao tiếp, thuyết trình,… Ngoài ra, việc mở rộng các mối quan hệ, tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động tập thể, công tác xã hội cũng là cách để các bạn tiếp xúc với thực tế xã hội nhiều hơn.
1. Vốn kiến thức chuyên môn thực tế
Ưu điểm phải nhắc đến trước tên của các chương trình học nghề đó là kỹ năng chuyên môn thực tế thành thạo, bởi kiến thức học chủ yếu đi vào thực hành. Sinh viên trực tiếp làm việc với máy móc, công nghệ kỹ thuật, trau dồi và nâng cao tay nghề chuyên môn. Kiến thức không còn là những câu chữ hàn lâm, học đến đâu quên đến đó, mà đã biến thành kỹ năng, tay nghề gắn liền với người học.
Học nghề không phải chỉ là sửa chữa đồ điện, ô tô, lắp ráp,… nữa, mà hiện nay, đã có rất nhiều ngành nghề mới, hiện đại hơn, phù hợp với thời buổi công nghệ phát triển. Bạn có thể học những ngành học đang hot và luôn thiếu nhân lực như là công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa, lập trình,… thay vì những ngành chung chung, “không biết mình học để làm gì” ở trường đại học.
Với thời gian đào tạo khá ngắn (khoảng 3 tháng – 3 năm), sinh viên sẽ tiết kiệm được không ít thời gian học hành, sau khi hoàn thành chương trình học đã có thể ngay lập tức xin việc làm với những kỹ năng chuyên môn mà mình có.
2. Cơ hội việc làm
Các cơ sở đào tạo nghề hiện nay luôn nắm được nhu cầu thị trường lao động, từ đó có sự kết nối với các doanh nghiệp, mang đến cho sinh viên vốn kiến thức thực tế bổ ích và cơ hội việc làm lớn. Các công ty, doanh nghiệp hiện nay thường đòi hỏi kỹ năng chuyên môn nhiều hơn bằng cấp, do vậy các ứng viên có nhiều kinh nghiệm làm việc và tay nghề chuyên môn cao luôn được đánh giá cao hơn nhiều so với ứng viên mới tốt nghiệp từ trường đại học chỉ có tấm bằng mà không có kinh nghiệm, kỹ năng gì.
Sự phát triển của các cơ sở đào tạo nghề ngày nay đang được khẳng định thông qua số lượng quan tâm không hề nhỏ của cả phụ huynh và học sinh. Điểm hấp dẫn nhất ở trường đào tạo nghề đó là cam kết sinh viên có việc ngay sau khi ra trường, đánh đúng vào tâm lý “sợ thất nghiệp” của chính các bạn học sinh và gia đình.
3. Thu nhập cá nhân
Phụ huynh luôn lo lắng cho con em mình sau khi học xong sẽ không tìm được một công việc ổn định với mức lương cao, bởi trong họ luôn có mặc niệm rằng bằng cấp cao sẽ được hưởng lương cao hơn và ngược lại. Tuy nhiên thực tế ngày nay, các công ty đánh giá năng lực nhân viên thông qua tay nghề chuyên môn, khả năng làm việc và hiệu quả công việc, từ đó đưa ra mức lương xứng đáng với năng lực của họ. Nếu bạn là người có bẳng cấp cao nhưng kỹ năng nghề nghiệp không có, không thể thành thạo trong việc áp dụng lý thuyết vào thực tiễn thì đương nhiên bạn vẫn phải chấp nhận xếp sau những người có tay nghề, kỹ năng chuyên môn vững chắc mà không có bằng cấp cao. Việc trả lương hay các phúc lợi cho nhân viên đã không còn dựa trên bằng cấp giấy tờ nữa mà dựa trên khả năng, thực lực của chính nhân viên đó.
4. Môi trường phát triển thực tế
Không phải học nghề thì không có môi trường để phát triển bản thân. Các cơ sở đào tạo nghề hiện nay đã và đang xây dựng theo xu hướng hiện đại hơn, mở rộng hơn, năng động và thiết thực hơn. Sinh viên vẫn có thể giao lưu mở rộng mối quan hệ, tham gia hoạt động tập thể, hoạt động tình nguyện, rèn luyện các kỹ năng mềm cho bản thân. Không chỉ vậy, sinh viên còn có cơ hội tiếp xúc và làm việc trực tiếp với doanh nghiệp để tích lũy thêm kỹ năng và kiến thức thực tế.
Vấn đề to lớn khiến phụ huynh và các bạn trẻ lo lắng đó là bằng cấp. Tuy nhiên, nếu muốn nâng cao trình độ của bản thân, học cả kiến thức lý thuyết lẫn thực tế, bạn hoàn toàn có thể học song song cả đại học và trường nghề. Việc kết hợp cả hai sẽ vô cùng vất vả nhưng lại mang đến những hiệu quả tối ưu cho sự nghiệp học tập của bạn.
Tóm lại, học sinh cuối cấp cần phải cân nhắc kỹ lưỡng việc lựa chọn trường đại học hay trường đào tạo nghề tùy thuộc vào khả năng, sở thích của chính mình. Hãy đi theo tiếng gọi của đam mê và cố gắng hết mình để theo đuổi đam mê đó, đừng vì bất cứ trở ngại nào làm bạn chùn bước. Hi vọng qua bài viết này, ITPlus Academy phần nào giúp được các bạn trong việc định hướng cho tương lai của mình.
Chúc các bạn luôn thành công trên con đường mà mình lựa chọn!
Ban Truyền thông ITPlus Academy