Hướng dẫn sử dụng máy ảnh cho người mới

11-10-2022 17:05

Những ai đang tìm hiểu về nhiếp ảnh đôi khi sẽ bị choáng ngợp bởi lượng kiến thức đồ sộ của nhiếp ảnh. Sau đây Viện Công nghệ thông tin ITPlus muốn chia sẻ đến bạn những yếu tố quan trọng nhất bạn cần biết để bạn có những kiến thức cơ bản về máy ảnh nha.

1. Thang nhiệt độ màu
Mỗi nguồn sáng đều sở hữu một màu sắc riêng, thay đổi từ màu đỏ sang xanh, đây chính là nhiệt độ màu.

Ví dụ như nến, hoàng hôn, bóng đèn dây tóc,.. phát ra ánh sáng với màu đỏ thì bầu trời trong xanh, rừng cây lại mang ánh sáng màu xanh mát mẻ.

Nhiệt độ màu được tính theo đơn vị Kevin (K). Nhiệt độ trung bình giữa đỏ (ấm) và xanh (lạnh) là khoảng 5000K. Khi bạn thiết lập cân bằng trắng (WB - white balance) trên máy ảnh, tức là bạn chọn nhiệt độ màu tương ứng với nhiệt độ màu của nguồn sáng tại điểm chụp để bức ảnh chụp được đúng màu.

2. Độ sâu trường ảnh
Là khoảng cách nét theo trục ống kính. Việc nắm vững các kỹ thuật và làm chủ kiến thức này, các tác phẩm của bạn sẽ ngày càng dạng, linh hoạt và hấp dẫn hơn. Có ba yếu tố tác động đến độ sâu trường ảnh đó là độ mở ống kính, khoảng cách từ ống kính đến điểm lấy nét và tiêu cự ống kính.

3. Phơi sáng
Giống với độ sâu sâu trường ảnh, phơi sáng cũng bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính đó là Aperture - khẩu độ là độ mở của ống kính, shutter speed - tốc độ màn trập của máy ảnh, iso/grain - độ nhạy sáng của film trong máy chụp film hoặc cảm quang máy ảnh số. Vòng trong tương ứng với 3 yếu tố này tác động đến lượng sáng đi đến cảm quang/film cần một thời gian phơi sáng như thế nào.

4. Tiêu cự ống kính
Việc chọn tiêu cự ống kính phù hợp với mục đích và đối tượng chụp là rất quan trọng. Mặc dù đôi khi bạn có thể tùy chỉnh tiêu cự theo ý muốn của mình thế nhưng bạn cũng đừng nên bỏ qua việc lựa chọn tiêu cự thích hợp nhất

5. Khẩu độ

Khẩu độ là nội dung mà một nhiếp ảnh gia cần nắm vững. Chẳng hạn đang chụp ở khẩu f/5.6, muốn mở thêm 1 khẩu phải biết rõ nó là f/4, thấy dư sáng cần đóng 1 khẩu thì biết nó là f/8.

Ngoài khẩu độ thì bạn cũng nên thuộc lòng thang tốc độ nữa nha


6. Biểu đồ histogram
Biểu đồ histogram trong máy ảnh số giúp theo dõi để hiệu chỉnh các thông số máy ảnh tốt hơn. Bên trái của biểu đồ là biểu thị của vùng tối, bên phải là biểu thị vùng sáng.

7. Ánh sáng chân dung
Trong việc sử dụng nguồn sáng hoặc các nguồn sáng cho thể loại ảnh chân dung, chúng ta có các “setup” ánh sáng cơ bản. Không quá phức tạp nhưng các mẫu mang lại hiệu ứng ánh sáng kinh điển và ấn tượng nhất vẫn được hầu hết mọi người sử dụng.

8. Trường sáng
 Sự khác nhau khi hiệu chỉnh ánh sáng khác nhau.

9. Quay tay (manuel)
Khẩu độ f càng nhỏ thì độ mở ống kính càng lớn và ngược lại. Tốc độ màn trập nên chọn ở tốc độ gấp đôi tiêu cự ống kính đang chụp nếu cầm máy ảnh bằng tay (chẳng hạn đang chup tiêu cự 85mm thì nên chọn tốc độ 1/160s để tránh rung lắc máy). Nên sử dụng chân máy khi phơi sáng với tốc độ màn trập chậm. ISO là độ nhạy sáng của máy ảnh, số càng thấp thì độ nhạy thấp sẽ cho hình ảnh mượt mềm hơn số iso cao, hình sẽ nhiễu hạt

10. Cơ chế đo sáng

Đo sáng là việc quan trọng của chụp ảnh và máy ảnh, trước khi nghĩ đến tốc độ màn trập, khẩu độ ống kính, độ nhạy sáng cảm quang... thì cần đo sáng đã.

11. Góc chụp
Mỗi tiêu cự ống kính là một góc ảnh đẹp nếu bạn biết khai thác. Độ dài tiêu cự là gì? Khi nào thì sử dụng ống kính góc rộng? Khi nào thì sử dụng ống kính tele? Hoặc bạn thử ngắm 1 khung cảnh, nhưng sẽ thử chụp với 10 góc với nhiều tiêu cự, bạn sẽ thấy nhiều điều rất thú vị. Kinh nghiệm là không bao giờ đứng một chỗ chụp rất nhiều tấm ảnh, nên di chuyển và chọn góc chụp cũng như chọn tiêu cự đẹp nhất cho khung ảnh.

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hiện tại, Viện CNTT ITPlus có tổ chức các khóa học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:

Ban Truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề