Lộ trình nghề nghiệp lý tưởng của một lập trình viên

19-08-2020 09:50

Luôn đứng đầu trong top những công việc mơ ước với mức lương hấp dẫn, nghề lập trình mở ra rất nhiều cơ hội việc làm làm người trẻ hiện nay. Song chính vì sức hút của nó mà tính cạnh tranh cũng ngày càng cao, vậy nên điều quan trọng là bạn phải xác định được hướng đi riêng của mình trong nghề này. Ở bài viết này, ITPlus sẽ gợi ý cho bạn lộ trong nghề nghiệp lý tưởng mà dân IT có thể đi theo.

Thông thường, một lập trình viên sẽ trở thành một Developer làm việc toàn thời gian cho một công ty/tổ chức và nhận lương từ đơn vị này. Hầu hết họ đều muốn chọn công ty phù hợp để gắn bó lâu dài, đôi khi có thể nhảy việc do không phù hợp với môi trường, để tăng lương, hay thăng chức,…

Sau đây là con đường nghề nghiệp phổ biến nhất và gần như mặc định cho một Developer.

Level 1: Fresher/Junior Developer

  • 0–1 năm kinh nghiệm: Thường là sinh viên đang đi thực tập/mới ra trường

  • Có kiến thức cơ bản về lập trình phần mềm. Hiểu sơ bộ về cơ sở dữ liệu, vòng đời ứng dụng, các dịch vụ ứng dụng.v.v…

  • Có thể viết các script cơ bản.

Ở giai đoạn này, bạn vẫn còn thiếu rất nhiều kiến thức cũng như các kĩ năng cần có để làm việc độc lập. Để không lãng phí thời gian và tranh thủ tích lũy kiến thức, bạn nên:

  • Chọn môi trường và leader tốt để học hỏi

  • Tranh thủ trau dồi thêm các kiến thức, kĩ năng cần thiết bằng cách tìm hiểu và luyện tập.

Level 2: Developer

Chúc mừng bạn, đến level này thì bạn đã:

  • Có 1–3 năm kinh nghiệm

  • Đã tham gia dự án, biết được một vài công nghệ

  • Đã code được một số module phức tạp hơn.

Ở giai đoạn này, bạn không còn là ‘thợ học việc’ cầm tay chỉ việc nữa. Bạn đã có những kĩ năng cơ bản để làm việc nhóm (meeting, review code,…)

Level 3: Chọn hướng đi giữa ngã rẽ nghề nghiệp: Hướng quản lý hay hướng technical?

2 hướng đi chuyên sâu phổ biến cho developer là quản lý (management) và kỹ thuật (technical).

Hướng đi management: Trở thành Project Manager

Project Manager (Quản lý dự án) là người chịu trách nhiệm tổ chức, giám sát và đảm bảo các project hoàn thành đúng với yêu cầu và tiến độ được giao.

Cụ thể họ chịu trách nhiệm về: 1) Ngân sách, 2) Thực hiện, 3) Nguồn lực, 4) Giải quyết vấn đề.

Developer muốn đi theo hướng quản lý cần rèn luyện rất nhiều về các kĩ năng: kĩ năng quản lý dự án, quản lý thời gian, đặc biệt là các kĩ năng làm việc với con người.

Hướng đi technical: Trở thành Software Architect (10–20 năm kinh nghiệm)

Software Architect có thể nói là nấc thang cao nhất trong sự nghiệp phát triển theo hướng technical. Nhiệm vụ chính của một Software Architect là đưa ra giải pháp, thiết kế cho những hệ thống phức tạp (nghiêng về lập trình patterns và anti-patterns) mà từ đó, nhóm lập trình junior, senior developer sẽ hiện thực hóa.

Để đạt đến vị trí Software Architect, bạn sẽ thường phải trải qua hai cấp độ:

  • Senior Developer

Một Senior Developer (với 3–5+ năm kinh nghiệm) có khả năng xây dựng những ứng dụng phức tạp ở quy mô lớn. Họ có hiểu biết sâu sắc về toàn bộ vòng đời của ứng dụng, cơ sở dữ liệu, các dịch vụ ứng dụng,… Họ nắm vững, hiểu sâu nhiều công nghệ và quy trình.

Senior Developer có thể coi là hình ảnh điển hình của lập trình viên nói chung. Trên thực tế, có nhiều người đã chọn làm một Senior Developer trong suốt con đường lập trình của mình.

  • Technical Lead

Senior Developer sau khi phát triển để nắm vai trò Technical Lead sẽ đảm bảo những yêu cầu sau: Họ có hiểu biết rất sâu rộng về công nghệ, rất mạnh về lập trình và thiết kế hệ thống. Họ cũng là người quyết định sử dụng công nghệ nào, thiết kế hệ thống ra sao. Hơn nữa, Technical Lead là người chịu trách nhiệm về kĩ thuật cho cả team.

Cuối cùng, vị trí CTO (Chief Technical Officer — Giám đốc kỹ thuật) là người chịu trách nhiệm về toàn bộ các vấn đề kỹ thuật của công ty, bao gồm:

  • Quyết định về phương hướng kỹ thuật của công ty (sử dụng nền tảng, kỹ thuật, quy trình làm việc như thế nào)

  • Tìm hiểu các xu hướng công nghệ mới, các công cụ mới áp dụng vào công việc, tăng năng suất, nâng cao hiệu quả.

Bên cạnh đó, họ còn đảm nhận công việc:

  • Đào tạo kĩ thuật, quy trình, công nghệ mới cho đội ngũ kĩ thuật của công ty

  • Tuyển dụng nhân tài.

Cho nên, vị trí quản lý cấp cao này có thể coi là sự dung hòa của hai hướng đi nói trên: quản lý — kỹ thuật.

Kết luận

Như vậy có thể thấy con đường phát triển của lập trình viên khá rõ ràng và dễ hiểu. Song có đi theo lộ trình vạch sẵn này hay không lại phụ thuộc vào cá nhân mỗi người. Bạn hoàn toàn có thể làm freelancer hoặc phát triển một doanh nghiệp riêng cho mình. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của ITPlus để có thêm thật nhiều thông tin vêg ngành nghề này nhé!

 

 

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Năm 2020, ITPlus Academy hợp tác cùng Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông thông báo tuyển sinh các chuyên ngành: 

Thông tin chi tiết về chương trình tuyển sinh học sinh và phụ huynh vui lòng tham khảo tại địa chỉ

http://itplus-academy.edu.vn/Dao-tao-THPT.html

(CAM KẾT HỖ TRỢ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP BẰNG VĂN BẢN)

 

                                                                                                                                                                          Ban Truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề