- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Lập trình viên là công việc đã không còn là xa lạ đối với giới trẻ hiện nay. Dù xã hội có nhiều biến động, các ngành nghề khác dần đi vào bão hòa về việc làm nhưng nghề lập trình vẫn luôn giữ được độ “HOT” của mình.
Dưới đây là 7 lý do sẽ khiến bạn phải “khăn gói” đi đăng ký tham gia, lựa chọn học ngành Lập trình ngay lập tức.
Học lập trình để thống trị cả thế giới
Thật không khó để nhận ra phần mềm chính là ông vua trong thời đại kỹ thuật số ngày nay bởi sự xuất hiện rộng khắp tại bất kỳ đâu của nó. “Phần mềm thống trị cả thế giới” câu nói này đã trở thành câu cửa miệng của nhiều người khi bài viết đăng trên Wall Street Journal năm 2011, nhà đồng sáng lập ra hãng Netscape Marc Andreessen đã chỉ ra rằng phần mềm đang làm biến đổi tất cả ngành nghề, từ ngành công nghiệp giải trí, âm nhạc, phim ảnh đến cả các ngành đã định hình như vận chuyển, bán lẻ.
Ngành lập trình – Top 12 ngành có thu nhập cao nhất Việt Nam
Theo Giám đốc Ban Nhân lực đào tạo, Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam Vinasa thì ngành Công nghệ thông tin hiện nay từ nhiều năm nay luôn nằm trong số top 12 ngành có thu nhập cao nhất Việt Nam.
Cơ hội xuất ngoại cao
Đối với những người làm trong mảng phần mềm thì việc “phải” đi nước ngoài gần như là việc bắt buộc. Đặc biệt là những key person trong các dự án khách hàng là các đối tác nước ngoài. Do đó, nếu bạn chỉ yêu thích, quanh quẩn trong lũy trẻ làng thì cần phải cân nhắc và suy nghĩ thật kỹ trước khi theo ngành này nhé!
Môi trường làm việc như mơ, trang phục thoải mái, giờ làm việc linh hoạt
Hãy nhìn tác phong ăn mặc của những idol trong ngành như Steve Jobs, Bill Gates, Mark Zuckerberg... hay một nhân viên lập trình mới vào ngành, bạn có thể thấy không có ngành nghề nào có sự thoải mái trong trang phục như thế. Môi trường làm việc cần không gian sáng tạo nên bạn sẽ không thể ngờ nếu lạc vào trụ sở một công ty phần mềm như Google, Facebook… nơi làm việc mà trong đó trang bị tận răng các thiết bị giải trí cao cấp, thức ăn đồ uống luôn sẵn sàng phục vụ
Các bạn học viên ngành Lập trình của ITPlus trong buổi đi tham quan doanh nghiệp VCCorp
Freelancer – Làm việc tự do
Freelancer là những người làm việc tự do, không phải chịu sự quản lý hay phụ thuộc vào một đơn vị tổ chức hay một công ty nào và nhận tiền công theo những công việc họ làm cho khách hàng. Làm việc trong ngành công nghệ phần mềm bạn có cơ hội tham gia lực lượng freelancer tham gia các dự án trên khắp thế giới với thu nhập cực khủng mà không bị gò bó về vấn đề thời gian làm việc hay vị trí địa lý. Loại làm việc tự do này chỉ phù hợp với một số ngành và trong đó có ngành công nghệ phần mềm.
Ngành Lập trình phần mềm đang trong thời kì “Khủng hoảng thiếu”
Công nghệ thông tin nói chung và công nghệ phần mềm nói riêng là ngành luôn khủng hoảng thiếu nhân lực trầm trọng. Theo số liệu của một cuộc khảo sát từng được thực hiện cho thấy, các trường đại học trong cả nước cung cấp cho thị trường nguồn nhân lực công nghệ thông tin trung bình 110.000 kỹ sư/năm, nhưng chỉ khoảng 10% sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.
Startup một cách dễ dàng hơn
Vài năm trở lại đây, cụm từ "STARTUP" đã trở thành một trào lưu được nhiều người quan tâm. Khái niệm“STARTUP” bao gồm những công ty đang trong giai đoạn khởi nghiệpvà nghĩa hẹp hơn của nó ám chỉ các công ty “công nghệ” khởi nghiệp. Hầu hết các “STARTUP” trong lĩnh vực công nghệ nói chung và công nghệ phần mềm nói riêng đều là những công ty thành danh như Microsoft, Google, Whatsapp, Intagram, Alibaba, Baidu, Lazada, Tiki, Foody… và khá nhiều các nhà sáng lập trong số này có xuất phát điểm từ một lập trình viên. Với việc phát triển như vũ bão của ngành công nghệ phần mềm cộng với việc khan hiếm nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, nếu biết nắm lấy cơ hội thì quá trình khởi nghiệp của bạn xem như đang bước đầu thành công do đã đánh đúng nhu cầu của xã hội. Một tỉ phú phần mềm người Ấn Độ đã khởi nghiệp từ 250 USD đấy.
Ban Truyền thông ITPlus Academy