NHỮNG MẶT TRÁI CỦA NGHỀ LẬP TRÌNH VIÊN

21-07-2020 09:53

“Lập trình viên” là một cái tên nghe rất “oai” vì đặc tính nghề khó và yêu cầu cao. Vì “oai” nên ai cũng nghĩ đây là một nghề hoàn hảo, nghề “trong mơ” mà ít ai biết được những mặt tối của nghề. Để các bạn tránh vỡ mộng với nghề lập trình, ở bài viết này ITPlus sẽ mách trước cho bạn những bất lợi mà nghề này mang lại nhé:

 

1. Việc không nhàn mà lương cũng chẳng cao

Mỗi khi ai đó nói mình làm lập trình viên thì người khác lại thốt lên “Ôi chắc lương cao lắm nhỉ!” Thực tế, lương trung bình của lập trình viên ở Việt Nam không hề cao.  Theo thông tin từ techtalk.vn, thu nhập của nghề lập trình như sau:

  • Đối với các lập trình viên mới ra trường & junior level, mức lương khoảng 5-8 triệu/tháng.

  • Đối với các lập trình viên có kinh nghiệm, senior level từ 3-5 năm thì mức lương trung bình khoảng 15-20 triệu/tháng.

  • Đối với các lập trình viên có kinh nghiệm lâu từ 5-7 năm, trung bình khoảng 20-30 triệu/tháng.

  • Trên 7 năm, con số này dao động khá nhiều, và tuỳ vào tố chất và năng lực phát triển các hướng lâu dài của mỗi lập trình viên (thống kê qua Vietnamworks năm 2017)

Như vậy có thể thấy mức lương này so với các nghề khác thì chẳng đáng bao, trừ trường hợp một số lập trình viên “cày cuốc” nhận thêm các job ngoài về làm thêm thì con số trên có thể tăng nhẹ, còn chung quy thì không thể gọi là nghề lương cao được.

Nói về việc “nhàn” thì lại càng sai, bởi đây là một trong những loại hình công việc gây mệt mỏi và tốn nhiều thời gian nhất. Nghề lập trình không đòi hỏi phải đi xa nhưng lại phải “đi sớm về muộn”, làm thêm giờ, thậm chí làm ở công ty chưa đủ còn phải ôm việc về nhà. Ngoài ra, tính chất công việc phải ngồi nhiều trước màn hình máy tính có khả năng (cao) gây ra các bệnh như: sỏi thận, trĩ, táo bón và thoát vị đĩa đệm.

 

2. Nghề dễ bị stress và “tẩu hỏa nhập ma”

Ngoài áp lực về cơm áo gạo tiền như các nghề khác, lập trình viên còn phải chịu thêm áp lực về deadline, gánh team, phàn nàn của sếp, phàn nàn của khách hàng, rồi còn cả áp lực phải update theo sự phát triển không ngừng của công nghệ.

Vì cường độ làm việc cao cộng với những áp lực bên trên, lập trình viên dễ bị “tẩu hỏa nhập ma”, ăn nghĩ đến code, ngủ mơ thấy code, đầu óc quay cuồng trong những thuật toán và con số. Cũng không lạ gì khi một số lập trình viên phải bỏ nghề vì sợ mình “hoá điên”.

 

3. Môi trường làm việc “dương thịnh âm suy”

Tuy không phải vấn đề quá lớn trong công việc nhưng vẫn ảnh hưởng đến văn hoá công ty. Công việc vốn đã áp lực, xung quanh lại toàn các anh em  nên muốn có những giây phút vui đùa trong công việc cũng khó. Ngoài ra môi trường làm việc quá nhiều nam sẽ làm giảm khả năng giao tiếp của các bạn nữa.

 

4. Không phải nghề có thể làm lâu dài

Nhiều lập trình viên bắt đầu đặt câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống và lựa chọn nghề nghiệp của họ khi họ đến tầm tuổi 30, 35 hoặc nhiều hơn. Điều đó bởi vì lập trình chủ yếu là sân chơi cho những người trẻ tuổi.

Không ngạc nhiên khi các công ty phần mềm thích thuê người mới ra trường. Họ phái nhà tuyển dụng của họ đến các trường đại học hàng đầu để săn tìm nhân viên tương lai cho công ty của họ. Đặc điểm của người trẻ là họ có sự máu lửa, nhiệt huyết. Điều này có nghĩa là sự nghiệp của một lập trình viên tương đối ngắn. Khi bạn còn trẻ (tầm dưới 25 tuổi), bạn có sức khoẻ, có máu lửa, có thời gian (phần lớn chưa lập gia đình hoặc chưa có con) nên bạn tập trung cho công việc, bạn có nhiều thời gian để học tập, cày bừa vô độ, cống hiến hết mình để tỏa sáng. Nhưng theo thời gian sức khỏe bạn đi xuống, bạn có gia đình, có con, bạn có trách nhiệm phải lo cho gia đình. Nếu như trước kia bạn làm không cần để ý thời gian thì bây giờ bạn có nhiều mối quan tâm khác ngoài công việc, bạn phải về với gia đình vì ở đó có nhiều việc cần đến bạn.  Dó đó, nếu đến tuổi 30, 35 bạn vẫn chưa chuyển sang làm quản lý mà vẫn đang làm kỹ thuật thì bạn sẽ phải nghĩ dần về việc kiếm một công việc khác đi là vừa. 

 

Suy đi tính lại, mỗi nghề đều có mặt tốt và mặt xấu, điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu rõ về nó chứ không nên bồng bột nay thích mai bỏ. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn cho nghề nghiệp của mình.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Năm 2020, ITPlus Academy hợp tác cùng Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông thông báo tuyển sinh các chuyên ngành: 

Thông tin chi tiết về chương trình tuyển sinh học sinh và phụ huynh vui lòng tham khảo tại địa chỉ

http://itplus-academy.edu.vn/Dao-tao-THPT.html

(CAM KẾT HỖ TRỢ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP BẰNG VĂN BẢN)

 

                                                                                                                                                                Ban Truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề

1