Những nguyên tắc thiết kế cần tuân thủ

10-01-2023 14:28

Mặc dù thiết kế đồ họa là ngành nghề thiên về sáng tạo thế nhưng các nhà thiết kế cũng cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định để đảm bảo chất lượng thiết kế. Dưới đây là những nguyên tắc thiết kế cơ bản mà Viện Công bạn cần tuân thủ để có thể tạo ra những thiết kế hoàn thiện nhất nha

01. Tìm Điểm nhấn Của Bạn

Một yếu tố then chốt trong bố cục đó chính là một điểm nhấn mạnh mẽ vì nó hướng người xem chú tâm vào phần quan trọng nhất của thiết kế. Mục tiêu quan trọng nhất của thiết kế chính là truyền thông, bởi vậy hi bạn truyền tải một thông điệp nào đó, bạn cần chắc chắn chắn rằng bạn đã chọn được điểm nhấn giúp câu chuyện được kể một cách hiệu quả nhất. Một số kỹ thuật thường dùng để tạo nên điểm nhấn mạnh mẽ đó chính là thay đổi tỷ lệ, tương phản và các đường dẫn.

02. Dẫn dắt ánh mắt (Direct the Eye) bằng các đường dẫn

Bạn có thể thu hút người xem vào thiết kế của bạn bằng cách bài trí một số đường và khối hình học. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng lưu đồ, sử dụng đường nét để dẫn dắt ảnh mắt theo cách trực quan. Flowchart thường được dùng phổ biến ở các đường dẫn để dẫn dắt ánh mắt của bản từ điểm này tới điểm kia.

Đương nhiên không phải thiết kế nào được tạo ra bởi những đường nét trực quan như vậy cũng có thể dễ dàng dẫn dắt điểm nhìn thế nhưng bạn vẫn còn rất nhiều phương pháo khác nữa như sử dụng các yếu tố đồ họa hay các khối hình học để thu hút ánh nhìn của người xem chẳng hạn.

03. Co dãn tỷ lệ và Phân cấp (Scale and Hierarchy)

Co dãn tỷ lệ và phân cấp thị giác là một số trong những nền tảng sáng tạo thực sự có thể tạo nên hay phá vỡ thiết kế của bạn, cho nên việc kiểm soát tốt chúng là một điều hết sức quan trọng để đảm bảo một bố cục thành công. Phân cấp là sự sắp xếp các thiết kế theo yếu tố nhằm báo hiệu tầm quan trọng của các yếu tố trực quan. Ngoài ra phân cấp là điều cực kỳ quan trọng khi nhắc đến phần chữ.

Co dãn tỷ lệ thường được dùng để giúp truyền tải sự phân cấp bằng cách lôi kéo sự chú ý hướng đến và rời khỏi những yếu tố nhất định, do đó biểu thị tầm quan trọng của chúng khi truyền tải thông điệp. Tóm lại, phép co dãn được sử dụng để báo hiệu điểm nhấn, và duy trì các cấp độ về văn bản.

Phép co dãn cũng là một công cụ thuận tiện không ngờ, giúp cho các thiết kế của bạn có được các tỷ lệ và cảm thức về  kích thước. Bạn có thể làm cho các thứ trở nên chi tiết, phức tạp và bé xíu đến không ngờ, hoặc bạn có thể làm cho chúng trông to lớn và trang trọng.

Bằng cách tạo sự tương phản giữa một yếu tố thu nhỏ bên cạnh một yếu tố phóng lớn trong bố cục của bạn, bạn có thể tạo ra một số hiệu ứng khác nhau.

04. Cân Bằng Các Yếu Tố Trong Thiết Kế

Cân bằng là một điều khá là quan trọng trong nhiều mặt, và trong thiết cũng không phải ngoại lệ.

Trước hết, chúng ta có cân bằng đối xứng (symmetrical balance). Cân bằng đối xứng thực hiện cân bằng theo chính nghĩa đen trong tên gọi của nó – nó cân bằng thiết kế của bạn nhờ phép đối xứng. Bằng cách phản chiếu các yếu tố thiết kế nhất định từ phải sang trái hoặc từ trên xuống dưới, bạn có thể tạo ra một cảm giác mạnh mẽ về sự cân bằng.

Một kiểu cân bằng khác là cân bằng bất đối xứng. Cân bằng bất đối xứng cũng tạo ra sự cân bằng không nhờ vào phép đối xứng.

05. Sử dụng các Yếu Tố Bổ Khuyết (Complement) cho các Yếu Tố Khác

Một lỗi phổ biến trong các bố cục là việc sử dụng các hình ảnh không bù khuyết cho nhau. Vậy nên, khi sử dụng nhiều hơn một hình ảnh trong bố cục của bạn, hãy cố gắng đảm bảo rằng tất cả chúng đều trông hiệu quả và cohesive khi được nhóm lại với nhau. Có rất nhiều cách khác nhau để đạt được điều này, và sau đây là một vài pointers.

Sử dụng các hình chụp từ cùng một phiên chụp (photoshoot). Đây là một cách dễ dàng để đảm bảo các hình chụp của bạn trông dính kết vì chúng chắc chắn là được thực hiện dưới cùng một chỉ đạo nghệ thuật và phong cách nhiếp ảnh.

Tô màu cho các hình chụp tương đồng nhau. Với sự phổ biến của các công cụ lọc màu và chỉnh sửa ảnh, bạn có thể  tô màu và điều chỉnh hình chụp của mình để đạt được các bảng phối màu dính kết và bổ túc cho nhau hơn.

Chọn ra các tấm hình được chụp theo những cách thức tương tự nhau. Cố gắng chọn ra những tấm hình có phong cách và  tính thẩm mỹ tương đồng nhau, lấy ví dụ, nếu một tấm hình mang đậm phong cách tối giản, hãy chọn các tấm khác cũng mang hơi hướng tối giản như vậy để bổ khuyết vào

Tạo ra một bố cục cố kết còn có nghĩa là ghép cặp phần chữ với phần hình sao cho chúng bổ khuyết cho nhau. Mỗi kiểu chữ khác nhau khi được sử dụng dưới những hoàn cảnh đúng đắn sẽ có được những dáng vẻ và ý tưởng đi cùng với nó – lấy ví dụ, một kiểu chữ thảo chi li với nhiều nét uốn lượn có thể báo hiệu cho một sự tinh tế và tao nhã. Do đó, hãy lựa chọn kiểu chữ (typeface) có chủ đích và định hướng.

06. Tăng (hoặc Giảm) Độ Tương Phản

Tương phản là một công cụ hữu ích đến không ngờ cho cả việc nhấn mạnh lẫn ẩn giấu đi những yếu tố nhất định trong thiết kế của bạn. Bằng các tăng độ tương phản hoặc sử dụng một màu đặc trưng với độ tương phản cao, bạn có thể giúp cho một yếu tố nổi bật hẳn và lôi kéo sự chú ý. Tương tự, bằng cách giảm đi độ tương phản, bạn có thể làm cho một yếu tố chìm vào phông nền.

07. Lặp lại Yếu tố trong Thiết kế

Để duy trì sự nhất quán và một bố cục logic (mạch lạc và chặt chẽ), hãy thử chọn ra những yếu tố cụ thể từ một phần nào đó trong thiết kế của bạn và áp nó lên những phần khác. Có thể một kiểu dáng chữ có thể được áp dụng cho nhiều hơn một phần trong thiết kế của bạn, hoặc có thể là một graphic motif có thể được sử dụng nhiều hơn một lần. Do đó, hãy thử liên kết thiết kế của bạn lại với nhau bằng cách yếu tố được lặp lại.

Tính lặp là nhân tố chủ chốt khi bàn đến các bố cục nhiều trang. Việc lặp lại các yếu tố trong bố cục và/hoặc thiết kế của bạn sẽ giúp cho mỗi trang flow sang trang kế tiếp, tạo ra một tập hợp trang cố kết với nhau.

Khi thiết kế, hãy lưu lại một bảng tra các kiểu chữ, độ dày nét, màu sắc, v.v… mà bạn đã dùng, và thử lặp lại chúng đâu đó xuyên suốt trong thiết kế của mình để kết dính các mảnh lại với nhau thành một khối toàn thể.

08. Đừng Quên Khoảng Trắng

Cách dễ dàng nhất để xúc phạm khoảng trắng là nói nó là “khoảng trống”. Sự trống trải hàm ý rằng nó nên chứa đầy thứ gì đó, nghĩa là nó không thực hiện công việc của nó, nhưng đấy không phải là chỗ cần bàn.

Khoảng trắng được sử dụng theo một chiến lược nhất định có thể giúp tăng cường sự rõ ràng và cái nhìn bao quát trong thiết kế của bạn bằng cách cân bằng các phần phức tạp và đông đúc trong bố cục của bạn với khoảng không giúp cho thiết kế của bạn dễ thở.

Vậy thì, làm sao để dùng khoản trắng trong thiết kế của mình đây?

Hãy thu nhỏ các yếu tố đồ hoạ của bạn xuống. Bằng cách thu nhỏ phần hình, chữ và các yếu tố đồ hoạ,v.v…, bạn có thể tạo ra một khoảng trắng sang trọng nào đó quanh cách tâm điểm của bạn khi chúng nằm bên trong khung đồ hoạ ban đầu (staying within the frame of your original graphic).

Đừng lấp đầy mọi khoảng không bằng nội dung. Như đã nói ở trên, khoảng trắng không phải là khoảng trống, nó thực hiện chức năng riêng của nó và phục vụ cho mục đích của nó, vậy nên đừng cảm thấy thôi thúc cần phải lấp đầy bất cứ khoảng trắng nào bạn có với nhiều nội dung hơn.

Khi thiết kế, bạn hãy tự hỏi xem các yếu tố trong thiết kế của mình có nhất thiết 100% cần đến hay không. Bạn có cần đến tất cả phần chữ, phần tiêu đề màu xanh sáng, hay cần đến những 3 tấm hình khác nhau? Bằng cách loại trừ những mảng, miếng không cần thiết trong thiết kế của mình, bạn có thể tạo ra một thiết kế trực tiếp hơn và tận dụng hết sức mạnh của khoảng trắng.

09. Canh Lề Các Yếu Tố

Khi thiết kế một bố cục có nhiều thành phần trong đó, đừng ném bừa chúng vào hết một trang rồi bảo rằng thế là xong, vì việc canh lề (gióng) các yếu tố là một cách dễ dàng và nhanh chóng để biến thiết kế của bạn từ tồi tàn sang bảnh bao.

Canh lề các yếu tố theo một cách mạnh mẽ và logic cũng giúp bạn tạo ra thứ tự giữa nhiều yếu tố. Do đó, nếu bạn sử dụng rất nhiều hình, nhiều chữ và/hoặc nhiều yếu tố đồ hoạ, canh lề sẽ là người bạn thân nhất của bạn.

Canh lề cũng rất quan trọng khi nói đến chữ. Có nhiều cách để canh lề phần chữ, nhưng một quy tắc thực nghiệm cho những phần nội dung dài hơn là cứ canh lề trái, vì đó là cách dễ nhất để mắt người định hướng và nhận biết.

10. Chia Thiết Kế Thành Ba Phần

Quy tắc một phần ba là kỹ thuật đơn giản, trong đó, nhà thiết kế chia thiết kế của họ làm ba cột và ba dòng, và ở các điểm giao nhau của các đường dọc và ngang là nơi bạn nên đặt các điểm nhấn vào.

Sử dụng quy tắc 1/3 là cách tuyệt vời để khởi đầu cho bố cục của bạn vì nó cho bạn một chỉ dẫn nhanh chóng để xác định và đóng khung các yếu tố của bạn.

Khi tìm được một thiết kế mà bạn nghĩ nó rất hiệu quả, hãy thử phân tích nó có ý thức và xác định kết cấu bên dưới làm nên thiết kế đó. Nó có được dựng lên dựa trên quy tắc 1/3? Hay nó vận dụng một ô lưới cụ thể nào khác? Cách nào đi nữa, hãy mổ xẻ những ví dụ truyền cảm hứng và bắt chước họ bất cứ khi nào bạn có thể.

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hiện tại, Viện CNTT ITPlus có tổ chức các khóa học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:

Ban Truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề