- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Đêm là khoảng thời gian khá yên tĩnh nên được nhiều bạn chọn học bài để có thể tập trung hơn. Tuy nhiên chưa một minh chứng khoa học nào chứng minh ôn thi vào đêm khuya thì sẽ hiệu quả, ngược lại việc thức khuya sẽ mang lại nhiều tác hại cho chính bạn. Bài viết dưới đây cùng ITPlus tìm hiểu lí do tại sao không nên thức khuya ôn bài.
Thức khuya gây đau đầu và suy giảm trí nhớ
Theo thống kê, tỷ lệ người có thói quen thức khuya bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường không có thói quen thức khuya. Bởi vì thời gian buổi tối là lúc để bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày. Nhưng khi chúng ta thức khuya, đã làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não.
Uể oải, khó tập trung vào công việc
Khi bạn thức khuya nhưng vẫn phải dậy sớm vào ngày hôm sau khiến lượng giấc ngủ không đủ 8 tiếng sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, cơ thể uể oải và không thể tập trung vào công việc vì bộ não của bạn vẫn muốn nghỉ ngơi đủ giấc
Dễ nóng nảy, cáu bẳn
Nếu thường xuyên thức khuya sẽ gây ra những dấu hiệu về rối loạn tâm thần như mất ngủ, người hay quên, lo âu, dễ cáu gắt, căng thẳng, đau đầu…
Thức khuya làm giảm thị lực
Vào ban đêm là lúc mắt cần được nghỉ ngơi sau cả ngày làm việc, khi chúng ta thức đêm có nghĩa là mắt phải tiếp tục làm việc cộng với điều kiện không đủ ánh sáng lâu dần thị lực sẽ giảm đi đáng kể. Nếu thức khuya mà làm việc cùng các thiết bị điện tử như màn hình máy tính, điện thoại đòi hỏi mắt phải điều tiết và tiết ra các chất lỏng bôi trơn. Càng nhìn trong thời gian dài cộng thêm điều kiện ánh sáng không đáp ứng đủ, mắt càng phải tiết nhiều chất lỏng bôi trơn hơn, và đó cũng là nguyên nhân khiến mắt bị khô, mỏi.
Các tế bào niêm mạc dạ dày có thể tự tái tạo và hồi phục vào ban đêm trong khi ngủ. Việc thức khuya khiến cho các tế bào này không được nghỉ ngơi dẫn đến suy yếu. Hơn thế nữa, thức khuya khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều dẫn đến viêm loét dạ dày nếu tình trạng này kéo dài, hoặc làm nặng hơn tình trạng bệnh nếu đã mắc bệnh trước đó rồi. Ngoài ra nếu thức để ôn thi căng thẳng hay xem chương trình có tính chất kích thích, hồi hộp cũng làm cho tình trạng bệnh lý dạ dày tá tràng nặng hơn.
Da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí, nhiều dầu, đôi khi sần sùi và nổi mụn, dưới mắt có quầng thâm.
Thức khuya ảnh hưởng đến làn da, nhất là da mặt. Thông thường là khoảng từ 10h – 11h tối, da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục. Nếu như thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh, sẽ khiến cho da bị khô, giảm sức đàn hồi, bị sạm và không mịn màng…
Xác định thời gian học tập cũng là bước quan trọng để bạn đạt hiệu quả cao trong việc học tập. Việc học buổi sáng hoặc sau khi ngủ trưa được cho là những lựa chọn tối ưu. Khoảng thời gian này đầu óc bạn sẽ tỉnh táo, hiệu suất học sẽ cao hơn đặc biệt là những môn “khó nhằn”. ITPlus hy vọng các sỹ tử sẽ lựa chọn cho mình được khung giờ học hợp lí và hiệu quả để đạt điểm cao cho kì thi sắp tới.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Năm 2020, ITPlus Academy hợp tác cùng Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông thông báo tuyển sinh các chuyên ngành:
Thông tin chi tiết về chương trình tuyển sinh học sinh và phụ huynh vui lòng tham khảo tại địa chỉ
http://itplus-academy.edu.vn/Dao-tao-THPT.html
(CAM KẾT HỖ TRỢ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP BẰNG VĂN BẢN)
Ban Truyền thông ITPlus