THIẾT KẾ PHẲNG – XU HƯỚNG THIẾT KẾ HOT NHẤT HIỆN NAY

05-05-2018 16:37

Thiết kế phẳng hay còn gọi là Flat Design đã và đang dần thay thế xu hướng Skeuormorphic đình đám một thời.

Làm thế nào để bắt kịp xu hướng thiết kế hiện đại mà vẫn giữ được sự sáng tạo và phong cách thiết kế của riêng mình? Có một vài típ rất hữu ích dành cho cộng đồng graphic designer trong bài viết dưới đây các bạn hãy cùng theo dõi nha.

Khóa học Thiết kế đồ họa chuyên nghiệp

Khóa học Photoshop

Khóa học Illustrator

Khóa học Thiết kế đa phương tiện 

Thiết kế phẳng là gì? 

Thiết kế phẳng đang trở thành một trong những xu hướng thiết kế hot nhất tại thời điểm hiện tại và được nhiều graphic designer lựa chọn. Tại sao lại như vậy?

 

Thiết kế phẳng theo đổi phong cách tối giảng (minimalism), phô diễn được mọi chi tiết từ không gian, góc cạnh, chất liệu trên không gian hai chiều – không sử dụng bất kỳ hiệu ừng nào trong thiết kế như đổ bóng, dập nổi, độ dốc cùng các thủ thuật khác như tạo độ sâu, tả thực hay các kỹ thuật khác trong đồ họa 3D.

“Phẳng” và tối giản giúp cho phong cách thiết kế này tiếp cận với người dùng theo một cách trực quan nhất. Bên cạnh đó, phong cách thiết kế Skeuomorphic (Thiết kế mô phỏng chất liệu) đã từng đình đám một thời bộc lộ ngày càng rõ những điểm yếu và trở nên lỗi thời. Thay vào đó, các Thiết kế phẳng đã và đang bước vào thời đại hoàng kim của mình.

Những tip hữu ích dành cho graphic designer

Ngày nay, rất nhiều designer cố gắng lồng ghép chất sáng tạo của mình vào trong các thiết kế phẳng. Nhưng sẽ có chút khó khăn khi thiết kế “phẳng” của bạn sẽ bị giới hạn trong việc truyền tải ngữ nghĩa và lựa chọn nguyên liệu hơn các phong cách khác.

Dưới đây là một vài tips cực hữu ích mà designer Yaroslava Yatsuba đến từ Tubik Studio dành tặng cho bạn.

1. Bắt đầu từ những bản phác thảo trên giấy

Sẽ tuyệt vời làm sao khi những bản phác thảo bằng tay của bạn sẽ cực kì hữu ích trong việc tạo nên các thiết kế phẳng. Sketch giúp bạn giảm thiểu được tối đa thời gian để vẽ trên máy tính.

 

Hãy phác thảo thiết kế trong đầu của bạn ra giấy trước, sau đó quan sát, phân tích và thay đổi một vài chi tiết xem nào. Hãy thử tô đậm các đường line, bo tròn hơn hay ngược lại, chỉnh cho các góc nhọn hơn,… các bản phác trên giấy sẽ giúp bạn chọn ra được các đường line đậm/nhạt phù hợp nhất với chi tiết mà bạn thiết kế, giúp truyền tải cảm xúc của nhân vật hoặc định hình phong cách thiết kế của bạn được rõ ràng hơn.

 

2. Phân tích tác phẩm của những illustrator khác

Đừng bỏ qua cơ hội để tìm hiểu những nguyên tắc và cách tiếp cận phong cách thiết kế từ những illustrator khác. Hãy phân tích, đánh giá về các nhân tố, màu sắc khiến bạn bị thu hút ngay lập tức khi quan sát các tác phẩm của họ và rút ra bài học cho mình.

 

3. Chọn ra một khía cạnh thú vị để khai thác

Một trong các nhân tố tạo nên sức thu hút cho các minh họa đó là lựa chọn ra được 1 khía cạnh thú vị để khai thác. Hãy chắc chắn rằng các nhân tố trong thiết kế của bạn luôn giữ được sự cân bằng, kể cả khi bạn cần phải diễn tả các thái cực cảm xúc đối lập nhau. Để giải được một bài toán thiết kế yêu cầu đáp ứng tính đa chiều nhưng bạn chỉ có trong tay một công cụ tối giản, khi đó giải pháp để tạo ra sự thu hút - tốt nhất sẽ là chọn một điểm nhấn; có thể là về màu sắc, đường nét hay background của thiết kế.

 

 

Một chi tiết thật “đắt” sẽ làm bừng sáng toàn bộ thiết kế của bạn. Vì vậy, hãy lựa chọn thật kĩ lưỡng, sẵn sàng để tỏa sáng.

4. Quan sát thiết kế từ những góc nhìn khác biệt

Bạn đã chắt lọc được nguồn nguyên liệu cho thiết kế của mình? Tiếp theo, bạn sẽ cần đến một chút tưởng tượng đấy nhé. Thử sắp xếp các nguyên liệu thành hình theo những góc nhìn khác nhau xem nào! Qua một ống kính fish-eye, hay đôi mắt của một đứa trẻ, hay một illustrator lão luyện chẳng hạn. Cú hack-trick sẽ giúp bạn hiểu được những góc nhìn nào sẽ phù hợp nhất với mục tiêu và thông điệp mà thiết kế của bạn muốn truyền tải.

 

5. Đừng bỏ qua phép ẩn dụ trong một thiết kế phẳng

Phép ẩn dụ sẽ giúp bạn truyền tải thông điệp một cách ấn tượng. Đừng chỉ bắt lấy những hình ảnh trực quan xuất hiện ngay trong đầu bạn; một chi tiết bắt mắt sẽ là không đủ nếu bạn muốn thiết kế của mình trở nên khác biệt và độc đáo.

 

Hãy khiến người xem phải tư duy một chút khi chiêm ngưỡng tác phẩm của bạn, điều này sẽ níu giữ tâm trí họ ở lại lâu hơn trong thế giới của riêng bạn.

6. Hãy thông minh, và cẩn thận khi lựa chọn màu sắc

Một bảng màu phù hợp sẽ là thứ vũ khí sắc bén trong thiết kế phẳng, góp phần truyền tải ý tưởng và thông điệp một cách mạnh mẽ hay mềm mại - tất cả phụ thuộc vào lựa chọn của bạn.

 

Một tip rất hay ho dành cho bạn, đó là xem qua thiết kế của mình ở chế độ màu đen và trắng. Bước này sẽ giúp bạn kiểm tra được độ tương phản đã phù hợp chưa, và biết đâu bạn lại tìm ra được một bảng màu khác phù hợp hơn thì sao?

7. Cân nhắc về các chất liệu tạo nên thiết kế

Mỗi chất liệu sẽ mang đến những sắc thái cảm xúc khác nhau cho thiết kế và giúp bạn thêm vào màu sắc cá nhân. Đặc biệt, một chất liệu phù hợp sẽ giúp các hình ảnh vector trở nên mềm mại hơn.

 

Phong trào thiết kế - Chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism)

Ảo giác trong thiết kế bạn có biết?

Các chất liệu có thể mô phỏng theo:

  • Chất liệu (rắn, lỏng, …) và chi tiết thực tế (vết xước, sự cũ kĩ,…).
  • Các chi tiết hình học (đường thẳng, kẻ sọc, chấm bi,…).

Tất cả các yếu tố trên có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với nhau, tùy theo lựa chọn và phong cách của người designer.

Ban Truyền thông ITPlus Academy

Bài viết cùng chủ đề