​​​​​​​TÌM HIỂU NGÀNH NGHỀ: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

21-03-2020 15:55

Trong thời đại số hóa ngày càng phát triển như hiện nay, các ngành nghề liên quan đến kỹ thuật điện tử viễn thông đang được rất nhiều bạn học sinh quan tâm và lựa chọn. Vậy lĩnh vực này cụ thể là gì? cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào? hay mức thu nhập trung bình là bao nhiêu? Hãy cùng ITPlus - Academy tìm hiểu ngay trong bài biết dưới đây nhé!

Kỹ thuật điện tử viễn thông là gì?

Hiểu một cách đơn giản, đó là ngành sử dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh, cáp hay thiết bị điện tử như: máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng,… Mục đích của nó là nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp cho việc giao tiếp giữa mọi người diễn ra một cách thuận lợi, ngay cả trong điều kiện không gian và thời gian khác biệt.

 

Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị các kiến thức cơ sở cốt lõi và cần thiết về cấu kiện quang điện tử, mạch điện, điện tử tương tự, điện tử số và các quá trình xử lý tín hiệu. Ngoài ra, khối kiến thức ngành bao gồm viễn thông, hội tụ điện tử tin học - viễn thông,... cũng sẽ được đào tạo dưới các hình thức từ lý thuyết, thực hành đến thực tế mạng lưới.

Cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào?

Theo thống kê, nhóm ngành Cơ khí - Điện - Điện tử là 1 trong 10 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao, luôn đều đặn qua từng năm và trong tương lai. Đặc biệt, số lượng việc làm dành cho các kỹ sư Kỹ thuật điện tử - viễn thông sau khi ra trường ngày càng đa dạng với mức thu nhập đáng mơ ước. Sinh viên tốt nghiệp có năng lực làm việc tại:

  • Cơ quan quản lý nhà nước (Bộ, Cục, Vụ) như Bộ Thông tin Truyền thông, Cục Tần số vô tuyến điện, Cục Bưu điện trung ương, Cục Viễn thông, Cục Ứng dụng công nghệ thông tin, Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ, Cục Quản lý phát thanh, truyền hình, và thông tin điện tử, Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin, Vụ Công nghệ thông tin, Vụ Khoa học và công nghệ, Vụ Khoa học và công nghệ các ngành kinh tế – kỹ thuật, Vụ Công nghệ cao…
  • Các Viện, Trung tâm như Viện Công nghệ viễn thông, Viện Nghiên cứu điện tử – tin học – tự động hóa, Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, Viện Vật lý, Viện Ứng dụng công nghệ; Các Trung tâm: Tần số vô tuyến điện khu vực, Trung tâm Viễn thông ở khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam…
  • Các Tập đoàn, Tổng công ty như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông quân đội (VIETEL), Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện Việt Nam (VTC), Tổng công ty Viễn thông toàn cầu (GTEL), Tổng công ty Hàng không Việt Nam…
  • Các công ty và đơn vị thành viên: Công ty Điện toán và truyền số liệu, Công ty Viễn thông liên tỉnh, quốc tế… cũng như các công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông.

  • Làm tại phòng Kỹ thuật các đài truyền hình, đài phát thanh, từ trung ương đến địa phương; hay các phòng chức năng: Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, Công nghiệp điện tử – Công nghệ thông tin… của Sở Thông tin và truyền thông, Bưu điện… ở các Tỉnh, Thành phố trong cả nước.
  • Có năng lực làm việc ở vị trí cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về viễn thông tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo.
  • Có thể học tiếp lên trình độ sau đại học ở trong nước và nước ngoài.

Thu nhập trung bình của các kỹ thuật viên làm ngành này hiện nay

Đây chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều các bạn học sinh cũng như sinh viên đang theo học Kỹ thuật điện tử viễn thông quan tâm. Đối với lĩnh vực này, sau khi ra trương bạn đã có thể bắt đầu công việc với mức lương khởi điểm từ 7-8 triệu/ tháng. Khi có vài năm kinh nghiệm con số này có thể tăng lên ở mức 12-15 triệu/tháng thậm chí 2000 USD tương đương với khoảng 45-46 triệu/tháng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về ngành Kỹ thuật điện tử viễn thông. ITPlus - Academy hy vọng rằng học sinh và phụ huynh có thể tham khảo và đưa ra những lựa chọn đúng đắn cho tương lai của các bạn!

Ban truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề

1