PHÂN BIỆT MARKETING, PR VÀ QUẢNG CÁO

15-08-2020 16:44

Marketing, PR và Quảng cáo là 3 ngành nghề cực hot trong thời gian gần đây, đặc biệt đối với các bạn trẻ đam mê sự sáng tạo. Những bạn đã thực sự hiểu rõ về sự khác biệt của 3 ngành nghề này chưa? Hãy cùng ITPlus tìm hiểu về sự bản chất, những công việc và chương trình đào tạo của 3 ngành nghề này trong bài viết dưới đây để có sự lựa chọn đúng đắn nhất cho bản thân. 

  1. Marketing, PR, Quáng cáo có gì giống nhau?

Marketing, PR, Quảng cáo khác nhau những vẫn có những điểm chung nhất định.

  • Mục đích: Mục đích chung của cả 3 ngành nghề này là việc giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm và cá nhân tạo ra được thu nhập cho bản thân.

  • Các nền tảng kênh: Cả 3 họa động này đều có chung những kênh hoạt động cơ bản chung, là những phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài và các nền tảng mạng xã hội ngày càng phát triển.

  • Yêu cầu: Để có thể trở thành một người thành công trong lĩnh vực này, bạn đều sẽ cần thu hút được sự quan tâm của mọi người trong môi trường đầy cạnh tranh. Việc thu hút được sự chú ý chính là chìa khóa để thành công trong lĩnh vực này.

  1. Những điểm khác biệt 

  • Marketing: Marketing là hoạt động bao hàm cả Quảng cáo và PR, đối tượng của nó có thể bao gồm tất cả mọi người, là hoạt động của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó biến thành lợi nhuận cho doanh nghiệp. Marketing bao gồm rất nhiều hoạt động như nghiên cứ, phân tích, lên kế hoạch, chiến lược,…Chính vì vậy, để trở thành một marketer thành công, bạn sẽ cần có một đầu óc sáng tạo, nhạy bén và toàn diện.

  • Quảng cáo: Quảng cáo là hình thức bạn sẽ quen gặp nhất trong đời sống thường ngày với hàng loạt các quảng cáo trên truyền hình hay tại những nơi công cộng. Thực chất, đây là hình thức truyền thông có trả phí, nhằm thu hút khách hàng qua những thông điệp cụ thể.

  • PR: PR là viết tắt của Public Relations-Quan hệ công chúng, là việc truyền tải hình ảnh của doanh nghiệp gián tiếp thông qua một bên thứ 3. Đối tượng mà bạn sẽ làm việc cùng trong lĩnh vực này chủ yếu sẽ là báo đài, người nổi tiếng,… những người có tiếng nói trong xã hội. Chính vì vậy, để làm PR, bạn sẽ cần khả năng ngoại giao và xử lý tính huống xuất sắc, một sơ suất hay bê bối có thể là ảnh hưởng đến danh tiếng của cả doanh nghiệp.

  1. Những trường hiện đang đào tạo 3 ngành nghề trên 

  • Marketing và Quảng cáo: ĐH Kinh tế Quốc Dân, ĐH Ngoại Thương, ĐH Thương Mại, ĐH Tài Chính – Marketing, ĐH Kinh Tế - Tài Chính, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông,…

  • PR: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Ngoại Giao, Học viện Thanh thiếu niên, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc Gia Hà Nội,…

  1. Lời kết

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về 3 ngành nghề trên và có cho mình sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất cho bản thân.

 

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Năm 2020, ITPlus Academy hợp tác cùng Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông thông báo tuyển sinh các chuyên ngành: 

Thông tin chi tiết về chương trình tuyển sinh học sinh và phụ huynh vui lòng tham khảo tại địa chỉ

http://itplus-academy.edu.vn/Dao-tao-THPT.html

(CAM KẾT HỖ TRỢ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP BẰNG VĂN BẢN)

 

                                                                                                                                                                Ban Truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề

1