- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Sự phát triển vượt bậc của ngành khoa học máy tính đã mang đến vô vàn lựa chọn nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực này. Tùy vào khả năng, sở thích cá nhân mà mỗi người lại hướng tới các vị trí lý tưởng khác nhau. Bài viết dưới đây của ITPlus Academy sẽ giới thiệu top 10 việc làm hot ngành khoa học máy tính để bạn đọc có cái nhìn sâu hơn về thị trường lao động tiềm năng này.
1. Nhà phát triển phần mềm
Với nhiệm vụ sáng lập các chương trình phần mềm cho phép người dùng thực hiện những thao tác cụ thể trên nhiều thiết bị, nhà phát triển phần mềm chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình phát triển từ thử nghiệm cho đến duy trì phần mềm.
Vị trí này đòi hỏi khả năng tư duy, sáng tạo liên quan đến kỹ thuật để kịp thời giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó là yêu cầu thành tạo ngôn ngữ máy tính và kỹ năng giao tiếp để đảm bảo thông tin từ người dùng cuối về cách hoạt động của phần mềm. Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về vị trí này hay tải những phần mềm hữu ích một cách nhanh chóng thì có thể tham khảo Bài viết sau.
2. Kỹ sư phần cứng máy tính
Một kỹ sư phần cứng chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển và kiểm tra các thành phần máy tính như bảng mạch, bộ định tuyến và thiết bị bộ nhớ.
Công việc này đòi hỏi sự kết hợp giữa sáng tạo và chuyên môn kỹ thuật. Kỹ sư phần cứng phải là những người ham học hỏi, biết đón đầu xu hướng để phát triển phần cứng đáp ứng được các chương trình mới nhất. Một phẩm chất thiết yếu khác là tính kiên trì để thực hiện các thao tác lặp đi lặp lại như kiểm tra hệ thống, đảm bảo phần cứng hoạt động bình thường.
3. Quản trị cơ sở dữ liệu
Một nhà quản trị cơ sở dữ liệu không chỉ phân tích, đánh giá nhu cầu dữ liệu của người dùng mà còn phát triển, cải thiện “tài nguyên dữ liệu” được sử dụng để lưu trữ và truy xuất thông tin quan trọng.
Để làm tốt vị trí này cần đáp ứng kỹ năng giải quyết vấn đề thuộc chuyên ngành khoa học máy tính để khắc phục lỗi trong cơ sở dữ liệu và nâng cấp hệ thống cho phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của người dùng.
Nếu bạn yêu thích việc làm quản trị cơ sở dữ liệu thì hãy tìm hiểu kỹ càng về mô tả công việc để xem mình có phù hợp đảm nhận không. Hãy truy cập vào Blog việc làm để nhận những lời khuyên hữu ích cũng như nhanh chóng cập nhật tin đăng tuyển dụng vị trí quản trị cơ sở dữ liệu mới nhất để nộp CV.
4. Chuyên gia phân tích hệ thống máy tính
Nhiệm vụ chính của công việc này là đánh giá hệ thống máy tính và đề xuất các thay đổi về phần cứng và phần mềm để nâng cao hiệu quả làm việc của công ty.
Vì vị trí này yêu cầu phải giao tiếp thường xuyên với quản lý và cấp dưới, chuyên gia phân tích hệ thống máy tính cần làm chủ kỹ năng giao tiếp. Bên cạnh đó là khả năng thuyết phục tốt để áp dụng các giải pháp công nghệ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Ngoài ra, để làm tốt công việc này bạn phải luôn không ngừng tò mò và khao khát được học hỏi để bắt kịp xu hướng công nghệ và nghiên cứu các hệ thống tiên tiến, vượt trội.
5. Kỹ sư mạng máy tính
Kiến trúc sư mạng máy tính có nhiệm vụ thiết kế, thực hiện duy trì hệ thống mạng, truyền dữ liệu và đánh giá nhu cầu chia sẻ cũng như truyền dữ liệu của các công ty.
Không chỉ thế, họ còn đánh giá các sản phẩm, dịch vụ hiện đang có mặt trên thị trường và kiểm tra hệ thống trước khi chúng được triển khai cũng như giải quyết sự cố nếu có.
Tố chất cần thiết của một kiến trúc sư mạng máy tính là thành thạo kỹ năng phân tích, đánh giá.
6. Nhà phát triển web
Công việc của nhà phát triển web là đánh giá nhu cầu người dùng đối với tài nguyên thông tin. Từ đó xây dựng cấu trúc kỹ thuật cho các trang web và đảm bảo khả năng truy cập, tải xuống dễ dàng từ nhiều trình duyệt và giao diện khác nhau.
Bên cạnh đó là nhiệm vụ thiết kế website để tăng số lượng lượt xem và truy cập qua việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Chính vì vậy, các nhà phát triển web phải có kỹ năng giao tiếp và tư duy sáng tạo cần thiết để chắc chắn trang web đáp ứng được nhu cầu người dùng.
7. Chuyên viên phân tích bảo mật thông tin
Với khả năng xây dựng các hệ thống bảo vệ thông tin hay trang web khỏi các cuộc tấn công cũng như vi phạm an ninh mạng, trách nhiệm của các chuyên viên phân tích bảo mật thông tin bao gồm nghiên cứu các xu hướng về bảo mật dữ liệu để dự đoán và cài đặt hệ thống ngăn chặn vấn đề trước khi chúng xảy ra.
Để trở thành nhà phân tích bảo mật thông tin bạn cần thành thạo kỹ năng giải quyết vấn đề để xác định nguyên nhân và cách sửa lỗi khi xảy ra các vi phạm.
8. Nhà khoa học máy tính và thông tin
Không chỉ phát minh công nghệ giải quyết các vấn đề phức tạp trong các lĩnh vực như khoa học, y học, kinh doanh,….nhà khoa học máy tính và thông tin còn phát hiện và phát triển những cách sử dụng mới cho công nghệ có sẵn nhằm đạt được mục tiêu tương tự. Một số nhà khoa học còn tạo ra các chương trình điều khiển robot.
Để làm tốt vị trí này đòi hỏi thành thạo khả năng viết thuật toán để phát triển và phân tích mẫu trong bộ dữ liệu khổng lồ.
9. Quản lý hệ thống thông tin và máy tính
Với nhiệm vụ phân tích nhu cầu công nghệ của công ty và giám sát các hệ thống dữ liệu thích hợp nên nhà quản lý hệ thống thông tin và máy tính phải có khả năng đánh giá phần mềm, phần cứng, hệ thống mạng và các tài nguyên công nghệ nhằm mục đích mua hoặc phát triển.
Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp cũng không thể thiếu nếu muốn làm tốt vị trí này.
10. Quản lý dự án công nghệ thông tin (CNTT)
Công việc của các nhà quản lý dự án CNTT là điều phối đội ngũ lập trình viên/nhà phát triển, nhà phân tích để hoàn thành dự án. Bên cạnh đó là nhiệm vụ phân tích các vấn đề kỹ thuật cho khách hàng và đề xuất các giải pháp cần thiết để nâng cao năng suất.
Để trở thành nhà quản lý dự án CNTT yêu cầu kỹ năng giải quyết vấn đề và am hiểu về công nghệ cũng như hệ thống máy tính. Ngoài ra, khả năng giao tiếp tốt cũng được đề cao để có thể xác định nhu cầu người dùng và chuyển tải thông số kỹ thuật đến nhà phát triển.
Website tuyển dụng, tìm việc làm Joboko đang đăng tuyển nhiều việc làm theo ngành nghề đa dạng, bạn đọc truy cập để tìm hiểu chi tiết nhé.
Ban Truyền thông ITPlus