4 CÂU HỎI MÀ UX DESIGNER CẦN LƯU Ý

17-09-2019 11:41

User eXperience (UX) là một hướng đi còn tương đối mới mẻ với giới công nghệ tại Việt Nam. Trong những buổi phỏng vấn - những cuộc đấu thầu với khách hàng, UX Designer sẽ bị thách thức ra sao?

https://www.topitworks.com/blogs/wp-content/uploads/2016/11/UX-Designer-1024x556.jpg  

Nếu đã từng trải qua nhiều cuộc phỏng vấn với những khách hàng và nhà tuyển dụng khác nhau, có thể bạn đã tích luỹ cho mình những kinh nghiệm quý giá, hoặc tự có những phản xạ tự nhiên để hiểu được ngủ ý của người hỏi.

Câu hỏi số 1: Nào, thử kể tôi nghe những ứng dụng hoặc website mà bạn yêu thích?

Đối diện với câu hỏi này thì người phỏng vấn muốn bạn đưa ra những ví dụ minh họa về những ứng dụng, website nào bạn thường “lui tới” để xem xét gu thẩm mỹ thiết kế, cũng như sự đa dạng trong ngôn ngữ thiết kế mà bạn yêu thích và xem là quan trọng.

Một số ví dụ, bạn có thể xem xét bổ sung vào bộ sưu tập tham khảo của mình như ứng dụng SquareCash, Lyft, và trang Meetup.com. SquareCash đại diện cho tính đơn giản trong ngôn ngữ thiết kế, nó thực hiện các tác vụ một cách nhanh chóng và gọn gàng trước khi bạn kịp nhận ra. Lyft là một ứng dụng mạng peer to peer tuyệt vời, đẹp và tiện dụng để kiếm một ai đó xung quanh cho đi nhờ xe với mức chi phí thấp. Và Meetup.com đại diện cho một platform lớn dành cho cộng đồng thích khám phá và tham gia những cuộc hội thảo, gặp mặt ở khắp nơi trên thế giới.

Crop man working with laptop Free Photo

Câu hỏi số 2: Hãy nói về một dự án UX bạn đã tham gia và nó không suôn sẻ như mong đợi?

Rất nhiều ứng viên tài năng khi được hỏi câu này thì cảm thấy vô cùng bối rối khi không biết phải trả lời như thế nào, vì không ai muốn xuất hiện trong một buổi phỏng vấn, mà lại lôi cái thất bại của mình ra khoe...

Nhưng thực tế câu hỏi này không phải là để bạn cảm thấy bị hạ thấp hay để làm bạn nhận ra mình cũng chỉ là một con người bình thường; đó chính là một cách hỏi thông minh của câu hỏi “Hãy chỉ cho tôi điểm yếu của bạn”. Qua câu hỏi đó người phỏng vấn sẽ đánh giá khả năng tự đánh giá bản thân của bạn và xem rằng bạn có học được gì từ những trở ngại đó hay không.

Đừng nên trả lời theo kiểu: "Tôi chưa từng gặp một dự án nào không deliver được như hứa hẹn ban đầu".

Hãy đưa ra một hoặc hai ví dụ chân thành để trả lời các câu hỏi:

- Điều gì đã không như dự tính?

- Tại sao như vậy?

- Bạn lúc đó đã làm gì để xử lý nó?

- Bạn thông báo về sự cố đó như thế nào?

- Và, bạn học được gì từ đó?

Mấu chốt vấn đề là bạn hãy cho người phỏng vấn thấy bạn có điểm yếu nhưng đồng thời những điểm yếu đó cũng có thể xoay chuyển thành điểm mạnh của bạn.

Câu hỏi số 3: Hãy nói về một điều khiến bạn vô cùng tự hào?

Kết quả hình ảnh cho award

Nếu bạn chú ý thì câu hỏi này không hề đề cập tới “UX”. Bạn hoàn toàn có thể kể về một project thành công rực rỡ nào đó của mình hoặc hãy mở rộng phạm vi ra với những điều khác trong cuộc sống của bạn.

Đây là một câu hỏi rất hay, tạo điều kiện cho bạn thể hiện những mặt khác trong cuộc sống của bạn, những mối quan hệ tốt đẹp mà bạn có đã giúp bạn có được thành công mà bạn kể như thế nào. Ở câu hỏi này, bạn nên thể hiện bạn là một con người khiêm tốn với những thành công của mình, mà ở đó bạn đánh giá cao những sự giúp đỡ và đóng góp từ những người khác trong dự án: đó có thể là thành viên cùng nhóm dự án, team lead, người huấn luyện, bạn bè & gia đình, và sau đó thể hiện ra những điều thúc đẩy, truyền cảm hứng cho bạn.

Hãy luôn nhớ rằng không nên nói chung chung, những ví dụ cụ thể luôn ghi điểm xuất sắc trong mắt người phỏng vấn.

Câu hỏi số 4: Bạn sẽ nói gì về dự án bạn làm gần đây nhất?

Đừng chỉ thao thao bất tuyệt về giao diện và chức năng tuyệt hảo của dự án!

Có một điều bạn nên ghi nhớ rằng portfolio của bạn không phải là duy nhất. Cần tới vài người để thực hiện một project nên khả năng rất lớn rằng những thành viên trong nhóm bạn tham gia cũng sử dụng dự án đó để bỏ vào portfolio của họ. Và, hiển nhiên nhà tuyển dụng cũng hiểu rõ điều này khi phỏng vấn bạn nên cái họ muốn thấy khi hỏi bạn điều này chính là đo lường sự thành thật trong vai trò của bạn ở trong dự án là gì và của những người khác trong nhóm là gì. Bạn phải thật sự rõ ràng và thành thật về điều này.

Qua đó nhà tuyển dụng cũng sẽ nhìn nhận xem bạn có đánh giá cao đóng góp của những thành viên khác trong nhóm phát triển hay không và khả năng làm việc nhóm của bạn ra sao. Từ đó, họ sẽ xem liệu rằng bạn có phù hợp với văn hóa tại công ty của họ tại thời điểm này từ cách mà bạn thể hiện việc tiếp cận vấn đề, cách nhìn nhận của bạn về kết quả đạt được một cách khách quan, cách bạn trình bày thành tích hay thất bại với những bên liên quan trong dự án và khách hàng: điều gì tốt, điều gì chưa tốt, và bạn đã rút được kinh nghiệm gì, và thái độ của bạn có tích cực hay tiêu cực cũng được đánh giá qua câu hỏi này.

UX Designer, hãy đứng vững!

Mỗi khách hàng, mỗi nhà tuyển dụng có thể sẽ quan tâm và tìm kiếm những điểm mấu chốt khác nhau trong câu trả lời của ứng viên. Do đó, bạn không nên trở thành một cái máy khi viết sẵn trước câu trả lời cho mỗi câu hỏi, thay vào đó bạn nên chuẩn bị trước câu trả lời bằng việc tổng hợp các ý chính yếu, sau đó cứ để những ý chính đó gợi mở lại tất cả kinh nghiệm và cảm xúc thực tế mà bạn có. ITPlus Academy Chúc bạn may mắn với hướng đi đầy tiềm năng này! 

Hiện tại, ITPlus Academy có tổ chức các khoá học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:

Ban Truyền thông ITPlus Academy

Bài viết cùng chủ đề