- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Kỹ năng làm việc nhóm có thể hiểu 1 cách đơn giản là nhiều người cùng nhau kết hợp các ưu điểm của mình để thực tốt một nhiệm vụ hướng tới một mục tiêu chung. Cách làm việc này sẽ giúp các cá nhân bổ sung những thiếu sót cho nhau và hoàn thiện bản thân mình. Tuy nhiên để làm việc nhóm hiệu quả không phải là điều dễ dàng. Dưới đây là 5 điều cần tránh để có một teamwork làm việc thật hiệu quả:
1. Thất bại trong việc tìm kiếm sự tương thích trong nhóm
Thông thường, mọi người thường nghĩ rằng phải có kĩ năng tốt thì mới làm được việc nhóm. Đúng là các kĩ năng và kinh nghiệm rất quan trọng nhưng sự phù hợp, ăn ý và động lực mới chính là cái để bạn có thể phát huy được kĩ năng của mình. Để tìm được sự tương thích trong nhóm, cần phải có một người trưởng nhóm giỏi quan sát để đánh giá về bản chất hành vi và khuynh hướng làm việc của từng cá nhân trong nhóm
2. Thất bại trong xác lập mục tiêu
Khi chưa xác lập mục tiêu rõ ràng, nhóm sẽ không có hoạt động cụ thể để thực hiện. Bất kì công việc gì khi bắt tay vào làm đều phải có mục tiêu. Và khi làm việc nhóm thì việc xác lập mục tiêu lại càng quan trọng hơn, bởi mỗi người luôn có những quan điểm khác nhau và sẽ có xu hướng thảo luận lan man nếu không có mục tiêu cụ thể. Việc lập mục tiêu giúp các cá nhân tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể nhờ đó mang lại hiệu quả làm việc. Hãy chắc rằng các mục tiêu của nhóm được truyền đạt rõ ràng đến mọi thành viên và mọi người biết được kết quả cần đạt được.
3. Thất bại trong xác lập thời hạn ra quyết định
Mỗi nhóm làm việc cần có một người lãnh đạo và người này cần được xem như người cố vấn. Công việc của người lãnh đạo là tập trung, khích lệ, thúc đẩy và đưa ra những quyết định cứng rắn khi cả nhóm không thể thống nhất với nhau. Đặt ra thời hạn để cả nhóm có đủ lượng thời gian để bàn luận và thống nhất. Hãy để cả nhóm biết là tất cả mọi người đều có quyền đưa ra quyết định nhưng nếu không đưa ra được một quyết định đồng thuận thì người lãnh đạo sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng.
4. Thất bại trong xác lập kì vọng
Ngay từ lúc bắt đầu lập nhóm, người lãnh đạo cần thể hiện rõ kỳ vọng đặt ra dành cho từng thành viên. Việc này để các thành viên có thể hiểu về công việc mình phải đạt được và đặt ra một tinh thần chung cho nhóm để mọi người làm việc và cống hiến. Ví dụ như khi bạn nói với cả nhóm rằng bạn khuyến khích sự hợp tác và mạo hiểm thông minh hay cho mọi người biết rằng việc thử các hướng tiếp cận khác nhau và mạo hiểm thông minh là cần thiết để đạt kết quả tốt nhất. Khi cả nhóm nghe thấy điều này, họ biết rằng mình được kì vọng làm việc cùng nhau, được mạo hiểm và thử nghiệm những phương án khác nhau để đạt kết quả tốt hơn.
5. Thất bại trong việc nắm bắt thông tin
Việc tạo nên một môi trường trong đó các thành viên được góp tiếng nói một cách thoải mái và trung thực rất quan trọng. Để mọi người luôn có động lực và làm việc, bạn cần giúp từng thành viên nêu lên quan điểm của mình. Hãy để họ biết rằng mình có thể thảo luận về nhiều vấn đề trong các cuộc họp hay có một chính sách mở nào đó. Việc hiểu cách từng thành viên giao tiếp với nhau rất quan trọng. Đó là lí do ta cần phải đánh giá các thành viên. Nếu có thể nhận biết hành vi cá nhân và khuynh hướng của từng thành viên từ trước, người lãnh đạo sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn. Họ sẽ hiểu cách mỗi người giao tiếp, học hỏi, giải quyết vấn đề và làm việc cùng những người khác. Khi đã hiểu phong cách của từng thành viên, người lãnh đạo có thể đối thoại trực tiếp với ít bất đồng nhất.
Hiện tại, ITPlus Academy có tổ chức các khoá học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:
Ban Truyền thông ITPlus Academy