- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Là một lập trình viên thì việc làm quen với bug là một điều tất yếu. Nói một cách đơn giản hơn, một bug có thể được định nghĩa là một lỗi trong một chương trình. Trong quá trình viết code, các lập trình viên không thể tránh khỏi việc mắc phải sai lầm. Các sai lầm này thường được thể hiện dưới dạng bug trong code. Viết code là phần dễ dàng. Bước khó khăn là debug (tức là tìm error hoặc bug trong chương trình). Quá trình này khiến các dev điên đầu vì lại tạo thêm n bug khác thay vì sửa bug hiện tại. Dưới đây là 5 loại bug điển hình mà bất kỳ dev nào cũng gặp phải ít nhất một lần trong đời.
Bug tí hon
Bug này là một loại ‘bọ’ có ‘kích thước’ nhỏ hơn nhiều so với đồng bạn, nhưng để đối phó với loại bug này không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Bạn sẽ nhận được các loại compile error và sau đó có thể tiêu tốn hàng giờ đồng hồ hoặc thâm chí cả ngày trời chỉ để tìm ra đoạn code có vấn đề. Các lỗi như vậy bao gồm việc quên dấu chấm phẩy ‘;’ hoặc các loại dấu ngoặc ‘()’. Trong một vài ngôn ngữ lập trình, ví dụ như Python, bạn có thể gặp các vấn đề như khi thụt lề sai. Các lỗi nhỏ có thể được phát hiện khi sử dụng các IDE phù hợp. Bug tí hon là loại lỗi gây khó chịu nhất trong tất cả các loại vì bạn biết chúng có thể dễ dàng sửa chữa nhưng phải dành cả tuổi thanh xuân chỉ để xác định vị trí của chúng.
Làm thế nào để các coder không ngộp khi học cái mới
10 tài liệu hay về C++ mà bạn đáng phải đọc
5 kỹ năng tạo cơ hội được tăng lương sớm cho các lập trình viên
Bug không tồn tại
Loại bug này thậm chí còn không tồn tại. Vấn đề ở đây là compile error cứ thế mà nhảy ra liên tục dù bạn đã review code lại như thế nào đi chăng nữa. Việc này có thể xảy ra khi trình biên dịch bị lỗi hoặc dùng sai. Bạn có thể bị báo lỗi khi hoàn toàn không có lỗi nào. Các trình biên dịch cũ có thể không hỗ trợ các tính năng mới hiện hành. Bạn cũng nên cập nhật trình biên dịch càng thường xuyên càng tốt. Lời khuyên là: Cần phải chọn trình biên dịch cẩn thận hơn cả khi chọn vợ. Thỉnh thoảng, code của bạn có thể chạy trơn chu nhưng bạn lại được báo lỗi sau khi cập nhật trình biên dịch. Điều này có nghĩa là trình viên dịch chỉ đơn giản hiển thị cho bạn các lỗi đang tồn tại mà trước đó không thể phát hiện được.
Bug khủng
Lập trình Python & Odoo Framework với IziSolution
Lập trình CC++ với FPT Software
Lập trình ứng dụng di động Android
Khóa học Kiểm thử phần mềm Tester
Ban Truyền thông ITPlus Academy