- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Thiết kế là một công việc sáng tạo, và nhà thiết kế luôn là người sáng tạo không ngừng để đáp ứng được những nhu cầu của công việc. Do đó, nuôi dưỡng và cải thiện cuộc sống sáng tạo là điều vô cùng quan trọng đối với Designer. Trong bài viết này, ITPlus Academy sẽ chia sẻ với bạn 6 cách để duy trì cuộc sống sáng tạo cho nhà thiết kế.
1. Chỉ ghi nhớ những thứ cần thiết
Có bao giờ bạn gặp phải tình trạng thấy bất cứ điều gì hay ho hay thú vị thì đều lưu lại trong bộ nhớ, nhưng lại chẳng bao giờ mở ra hoặc xem lại. Thú thật, tôi đã phải dành nửa ngày để xoá hầu như toàn bộ những bài viết đã được đánh dấu và lưu lại trên máy tính, vì thực sự chúng không thực sự hữu ích và cần thiết.
2. Bắt đầu với những mục tiêu và kế hoạch nhỏ
Nhiều nhà thiết kế luôn đặt ra những mục tiêu quá cao ngay khi vừa mới bắt đầu, như việc tạo ra một vài trang mạng xã hội thành công như Facebook hay Twitter. Tất nhiên, ước mơ luôn là động lực cần thiết cho mọi thành công, nhưng hãy bắt đầu với những mục tiêu có tính khả thi, nghĩa là có thể đạt được. Bạn hoàn toàn có thể đặt những mục tiêu nho nhỏ ban đầu và gặt hái những thành công ban đầu. Đó chính là động lực để bạn có thể tiến xa hơn trong tương lai.
4. Biến thất bại thành cơ hội
Trong một cuộc phỏng vấn, khi phóng viên hỏi về cảm giác của anh như thế nào sau những thất bại liên tiếp, Thomas Edison nói rằng : “I have not failed. I’ve just found 1000 ways that won’t work.”. Điều đó có nghĩa là, thay vì nhìn nhận chúng như những thất bại, Edison coi nó như những bài học tất yếu trên bước đường thành công. Đừng lo sợ mỗi lần vấp ngã. Bạn đã làm được điều này từ khi bạn mới tập đi cơ đấy. Một đứa trẻ luôn tự đứng dậy sau mỗi lần té, cho đến khi nó đi được một cách hoàn toàn thành thục.
Chắc hẳn bạn đã không ít lần nhận được những nhân xét đánh giá tiêu cực về sản phẩm của bạn, thay vì buồn phiền và bất mãn, hãy thử đặt câu hỏi. Rằng sản phẩm của bạn không tốt ở chỗ nào, nó đã đem lại sự tiện lợi hoàn toàn cho khách hàng hay chưa. Đó là một sự băn khoăn cần thiết trong quá trình sửa chữa và hoàn thiện sản phẩm của bạn và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Đừng ngại thất bại, đừng né tránh chỉ trích, đó đều là những bước đệm cần thiết của thành công.
5. Tự do trong thiết kế
Vì thiết kế là một quá trình sáng tạo, sáng tạo không ngừng do đó, đừng quá gò bó hay ép buộc bản thân. Chỉ có để tâm hồn tự do bay bổng, làm việc bằng đam mê thì bạn mới có thể tạo ra những sản phẩm tuyệt vời, trước là để hài lòng chính bạn, và cũng hài lòng khách hàng của bạn nữa. Thiết kế chính là một hình thức truyền tải thông điệp, và cách truyển tải hiệu quả nhất chính là niềm vui
6. Không ngừng nỗ lực
Thắng không kiêu, bại không nản chính là điều mà tôi muốn nói. Khi một ai đó khen thiết kế của bạn, đừng quá vui, nhưng khi có người phàn nàn bạn rằng thiết kế của bạn có vấn đề, đừng quá tuyệt vọng. Trong bất kì hoàn cảnh nào, hãy nhìn nhận lại thiết kế một cách khách quan và thông minh nhất, và hoàn thiện thiết kế của mình hơn nữa. Đừng xem đó là sự thất bại, ngay cả nó không được chấp nhận, chỉ cần bạn chắc chắn rằng bạn đã làm hết mình thì điều đó thực sự xứng đáng với một lời tán dương. Và có khi bạn sẽ phải bất ngờ về những giá trị kì diệu mà nó mang lại đấy.
Thay cho lời kết, chúng tôi muốn nhân lời của nhà bác học vĩ đại Thomas Edison để gửi đến bạn đây ““Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is to try just one more time.” Chúc bạn thành công.
Hiện tại, ITPlus Academy có tổ chức các khoá học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:
Ban Truyền thông ITPlus Academy