7 ĐỊNH DẠNG FILE THIẾT KẾ THƯỜNG GẶP VÀ Ý NGHĨA

17-07-2018 14:11

Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, kéo theo sự đa dạng các phần mềm chuyên dụng cho hình ảnh và thiết kế đồ họa, từ đó đã ra đời rất nhiều các loại hình ảnh và định dạng file thiết kế khác nhau. Điều này gây ra sự khó khăn đối với các designer, nhất là những người mới vào nghề, họ thường khó phân biệt được cách sử dụng của các định dạng file đó.

Hiểu được khó khăn mà các designer đang gặp phải, ITPlus Academy sẽ giúp các bạn tổng hợp lại 7 định dạng file thiết kế thông dụng nhất trong bài viết dưới đây. Các bạn cùng tham khảo nhé!

1. Định dạng JPG

Đặc điểm của file JPG

✔ Là loại file thường được dùng cho các loại hình ảnh kỹ thuật số và hình ảnh hiển thị trên các phương tiện truyền thông.
✔ Định dạng JPG khi nén sẽ khiến chất lượng ảnh giảm sút
✔ Không hỗ trợ hình ảnh không nền (Transparency)
✔ Không sử dụng cho in ấn, trừ khi đó là hình ảnh chất lượng cao và in với kích thước nhỏ (VD như rửa ảnh, in tài liệu màu)

2. Định dạng PNG

Đặc điểm của file PNG:

✔ Là loại định dạng thường được dùng hiển thị trên các phương tiện truyền thông, trong thiết kế đồ họa, hình ảnh có văn bản.
✔ Định dạng PNG khi nén ảnh sẽ giữ nguyên chất lượng ảnh
✔ Hỗ trợ hình ảnh không nền (Transparency)
✔ Không sử dụng cho in ấn

3. Định dạng PSD

Đặc điểm của file PSD:

✔ Là định dạng file chuyên dùng để chỉnh sửa hình ảnh, thiết kế bằng phần mềm Adobe Photoshop với những công cụ chuyên biệt như: layers, mask, actions, filters,... 
✔ Xây dựng trên nền tảng Raster nên không thể phóng to hình ảnh vượt quá chất lượng ban đầu mà không làm giảm chất lượng
✔ Không hỗ trợ in ấn và vecto

4. Định dạng GIF

Đặc điểm của file GIF:

✔ Là file ảnh động thường được sử dụng trực tuyến trên mạng xã hội
✔ Cho phép giảm kích thước tệp và hỗ trợ transparency tương tự như PNG nhưng chất lượng thấp hơn.

5. Định dạng EPS

Đặc điểm của file EPS:

✔ Được sử dụng cho các biểu tượng và hình ảnh minh họa dưới dạng vecto
✔ Do được xây dựng trên nền tảng vecto nên có thể tăng giảm kích thước hình ảnh tùy ý mà không làm giảm chất lượng
✔ Có thể dùng cho in ấn, không dùng cho hiển thị online
✔ Có thể dùng Adobe Illustrator và Photoshop để mở file .eps

6. Định dạng PDF

Đặc điểm của file PDF:

✔ Được sử dụng như một cách chia sẻ tài liệu giữ nguyên thiết kế hoặc chất lượng
✔ Xây dựng trên nền tảng vecto nên có thể tăng giảm kích thước tùy ý mà không làm giảm chất lượng
✔ Có thể sử dụng để hiển thị, lưu trữ online, rất thích hợp cho in ấn

7. Định dạng AI

Đặc điểm của file AI:

✔ Là file chuyên dùng để thiết kế đồ họa, ấn phẩm bằng phần mềm Adobe Illustrator (AI)
✔ Xây dựng trên nền tảng vecto nên có thể tăng giảm kích thước tùy ý mà không làm giảm chất lượng
✔ Không dùng cho hiển thị online hay trên các phương tiện truyền thông
✔ Có thể dùng cho in ấn dưới định dạng .eps hoặc .pdf

Hy vọng với những thông tin này, các học viên cũng như các designer sẽ nắm được kiến thức cơ bản về những loại định dạng file để không gặp khó khăn, nhầm lẫn trong quá trình thiết kế của mình.

Ban Truyền Thông ITPlus Academy

Bài viết cùng chủ đề