ĐA SỐ CÁC BẠN TRẺ BÂY GIỜ ĐANG LẠC HẬU

08-10-2016 11:59

Đó là một nhận định rất thẳng thắn khi nhìn thẳng vào thực trạng giáo dục Việt Nam của PGS Văn Như Cương - Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam. Sự lạc hậu ấy sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc cho nhiều thế hệ các bạn trẻ và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đất nước. 

Suy nghĩ “nhất định phải vào đại học” của nhiều bạn trẻ hiện nay đã trở nên lạc hậu với thời đại.

Bị “mắc kẹt’ ở Đại Học

Cố gắng để vào đại học cho bằng bạn bằng bè để rồi lại bị “mắc kẹt” với lượng kiến thức khổng lồ, khối lý thuyết đồ sộ và không được thực hành nghề nghiệp, thêm vào đó là thiếu kĩ năng sống thực tế và vô định trước tương lai,...Đó chính là những thực tế rất đáng buồn của rất nhiều các bạn trẻ Việt đã và đang rơi vào.

Những con số thống kê gần đây liên tục cho thấy sự đáng báo động về tỉ lệ thất nghiệp là cử nhân đại học. Hàng trăm bạn trẻ ra trường không có việc làm. Rất nhiều bạn tốt nghiệp đại học xong đi làm công nhân, hoặc làm trái ngành, trái nghề với mức lương thấp thậm chí không đủ chi trả cho sinh hoạt cá nhân. Trong khi đó thì các doanh nghiệp vẫn luôn thiếu nhân lực chất lượng cao với trình độ chuyên môn vững vàng. Thừa thầy thiếu thợ - đó là thực trạng đáng buồn của nền giáo dục Việt Nam. Chính vì thế, tư duy nhất định phải vào đại học bằng được, chỉ vì tấm bằng cử nhân, chỉ vì thành tích mà các bạn trẻ đang trở nên lạc hậu.

Trong hội thảo đóng góp ý kiến cho chương trình trung học phổ thông gần đây tại Hà Nội, PGS Văn Như Cương đã nói rằng chúng ta đang sống trong xã hội hiếu học lạc hậu, bởi vì ai cũng muốn vào đại học, trong khi số đông sinh viên ra trường lại không có việc làm. Trong khi đó các trường dạy nghề, đảm bảo công việc sau tốt nghiệp thì lại không mấy ai học.

Phải tỉnh táo để lập thân lập nghiệp

Thậy may vì không chỉ có PGS Văn Như Cương nhìn nhận thấy điều này. Nhiều bậc phụ huynh và các bạn trẻ đã dần nhận ra rằng cố gắng vào đại học bằng mọi giá không hẳn là lựa chọn đúng, khi nó không phù hợp với khả năng,đam mê và mơ ước của bản thân. Rất nhiều người trẻ đã chủ động tìm con đường khác đại học để phát triển bản thân, để lập nghiệp và đã sớm thành công. 

Theo số liệu thống kê cho biết năm học 2016 – 2017 ở một số địa phương có đến 70% học sinh lớp 12 không xét tuyển vào đại học. Thay vì chạy theo xu hướng đã lạc hậu họ đã có những lựa chọn riêng như đi học nghề, học kinh doanh, đi làm sớm,...Nhờ sự tỉnh táo ngay từ ban đầu khi chọn trường và chọn ngành để phù hợp với bản thân, nhiều bạn trẻ đã gặt hái được thành công dù không vào được đại học.

Lã Thị Thúy Hoàng – cựu sinh viên tại Tổ hợp giáo dục ITPLus là một trong những người như thế. Thay vì chọn bừa một trường đại học Hoàng đã lựa chọn ITPlus để theo đuổi đam mê Công nghệ thông tin vì bạn ấy nhận thấy đây là một môi trường giáo dục phù hợp với bản thân bạn.

Xác định phải có kiến thức nghề nghiệp vững vàng và một môi trường được thực hành thực tế nên Hoàng đã lựa chọn học tại Tổ hợp Giáo dục ITPlus. Sau một thời gian học thì Hoàng đã khẳng định đây là một lựa chọn sáng suốt của cô ấy. "IPLus là một môi trường giáo dục rất hiện đại, tại đây mình có thể học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, kĩ năng và được làm theo những dự án thực tế của trường" Hoàng nói.

Chỉ sau 2 năm học, Hoàng đã tìm được một công việc đúng chuyên ngành của mình với mức lương khởi điểm 10 triệu đồng. Đây quả thực là một thành công bước đầu đáng tự hào của Hoàng, điều đó đã khẳng định rằng đại học không phải là con đường duy nhất đưa ta đến thành công cuối cùng.

Chúc cho các bạn trẻ sẽ tìm được con đường phù hợp nhất với bản thân mình và không bị lạc hậu bởi những lối suy nghĩ không còn đi kịp với thời đại.

Ban truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề

1