Kiểm thử phần mềm là làm gì?

15-05-2015 11:59

 KIỂM THỬ PHẦN MỀM LÀ LÀM GÌ?

Trong lĩnh vực phần mềm Tester hay còn gọi là Engineer là nghề kiểm tra chất lượng phần mềm. Tester sẽ là người kiểm tra những sản phẩm (phần mềm hay ứng dụng) mà các lập trình viên đã làm ra.

Với những người học công nghệ thông tin (CNTT) thì nghề này khá là mới mẻ, vậy các bạn sẽ cùng ITPlus tìm hiểu về nghề Kiểm thử phần mềm này nhé:
 
 
Tiềm năng của nghề
 
Nhu cầu tuyển dụng cao: Search trên Google từ khóa “tuyển dụng tester 2014” sẽ có kết quả 4,780,000 kết quả trong chưa đầy 0.21 giây.
Nghề nghiệp ổn định, thường xuyên được cập nhật những công nghệ mới và tiếp xúc với những dự án khác nhau, học được nhiều thứ mới lạ nên không nhàm chán.
Có quy định về nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến rõ ràng: Tester càng nhiều kinh nghiệm càng được quan tâm và chú trọng.
Nghề Tester không có tuổi: Đối với nghề lập trình sự nhạy bén của tuổi trẻ rất quan trọng, nhưng đối với Tester thì kinh nghiệm tích lũy nhiều năm mới là điều quan trọng nhất.
Nếu Tester giỏi tiếng anh thì càng có cơ hội làm ở công ty phần mềm lớn với các dự án outsourcing của nước ngoài với mức lương rất khủng 15-20tr, thậm chí còn có cơ hội đi làm tại các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Canada…
Mức lương của một tester cao và ổn định: Với 1 tester mới từ 5-6tr, mức lương này sẽ tăng dần theo kinh nghiệm mà tester có, với tester cứng kinh nghiệm từ 4-6 năm mức lương có thể lên đến 12-15tr.
 
Thực trạng của nghề?
 
Một nghề cực kì khát nhân lực: Nhưng những ai theo học ngành CNTT đều đa phần là nghĩ ngay đến nghề lập trình vì thế khiến đầu ra của nghề tester có số lượng thấp hơn hẳn khiến các nhà tuyển dụng lao đao trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực.
Tương lai của tester ngày càng rộng mở: Nếu ở nước ngoài, tại các công ty PM, trung bình cứ 1 lập trình viên thì có tới 4 tester. Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, tỉ lệ này giảm xuống còn 1:5, nghĩa là 1 tester tương ứng với 5 lập trình viên và chỉ có những công ty phần mềm lớn mới có đội ngũ nhân viên tester.
Rất ít người biết và quan tâm đến Tester: những ai theo học ngành CNTT đều đa phần là nghĩ ngay đến nghề lập trình vì thế khiến đầu ra của nghề kiểm thử phần mềm có số lượng thấp hơn hẳn.
Việc “quảng bá thương hiệu” về ngành Test chưa phát triển một cách rộng rãi. Nói là công việc lập trình thì ai cũng biết, nhưng nếu nói mình là kiểm thử thì ít người biết và hiểu về nó kể cho sinh viên CNTT.
Đa phần tester ở Việt Nam không được qua đào tạo, không có chứng chỉ, thông thường làm lập trình sau đó chuyển sang test, hoặc tự học khiến kiến thức không vững, không bài bản, và đặc biệt không được thực hành. Tester vẫn bị đánh giá là kĩ năng về Công nghệ chưa cao, chưa thật sự độc lập.
 
Nghề tester là gì?
 
Nhắc đến ngành Công nghiệp phần mềm (PM) là người ta thường nhắc đến lập trình viên - những người trực tiếp làm ra các sản phẩm PM. Vậy có phải những sản phẩm do các lập trình viên làm ra có thể ứng dụng ngay hay không? Câu trả lời là không.
Bất kỳ một PM hay ứng dụng nào trước khi đưa vào hoạt động đều phải trải qua khâu kiểm tra. Những người phụ trách công việc này được gọi là Tester - Chuyên viên kiểm thử phần mềm. Tuy chưa nổi tiếng và phổ biến như chức danh lập trình viên nhưng chuyên viên kiểm thử phần mềm đã, đang và sẽ là một trong những nghề “hot”, một nghề không thể thiếu được trong ngành Công nghiệp PM.
Công việc của tester là tìm kiếm các lỗi của hệ thống PM hoặc thẩm định, xác minh xem hệ thống PM có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu nghiệp vụ hay không. Tester giúp cho sản phẩm được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra của khách hàng. Sản phẩm hoàn thiện, chất lượng cao sẽ tạo thêm niềm tin và uy tín của công ty với đối tác. Nếu không có khâu này, tình trạng khách hàng trả sản phẩm về sẽ xảy ra thường xuyên. Như vậy có thể thấy tester vô cùng quan trọng, có thể nói đây là khâu sống còn của việc phát triển PM.
 
Những tố chất để làm tốt công việc tester:
  • Cần phải hiểu và thông thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình;
  • Có kỹ năng thiết kế, lập trình, phân tích và hiểu biết về các ứng dụng khác nhau của các phần mềm;
  • Cần có trình độ tiếng Anh để đọc, hiểu, viết được tài liệu chuyên ngành;
  • Phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ, nhạy bén;
  •  Để trở thành tester giỏi cần phải phải học nhiều để có tầm nhìn rộng, biết được xu hướng thị trường để tư vấn và đưa ra quan điểm của mình về sản phẩm.
 
Nghề tester hiện nay thực sự rất nhiều tiềm năng và cơ hội, các bạn sinh viên CNTT tại sao không nắm bắt lấy cơ hội này để giúp cho mình thành công và hơn hết là sẽ có cơ hội việc làm rộng mở.
 
Nguồn: Testerviet

Bài viết cùng chủ đề