Lý do khiến tôi giỏi hơn so lập trình viên khác

08-03-2015 11:59

Lý do khiến cho tôi giỏi hơn so lập trình viên khác

Tôi chắc chắn không phải là lập trình viên giỏi nhất thế giới. Đầu tiên tôi xin nói với bạn rằng có vô số lập trình viên ngoài kia giỏi hơn tôi. Nhưng có một điều là: trong suốt 10 năm làm việc với tư cách là một lập trình viên chuyên nghiệp, thì những lập trình viên thực sự giỏi hơn mình mà tôi làm việc cùng rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Vậy điều gì khiến cho lập trình viên này giỏi hơn so lập trình viên khác? Không phải là chúng ta đều làm việc ở cùng một đẳng cấp hay sao? Dĩ nhiên là không, chúng ta không phải là những công nhân đang đính những cái cúc áo trên một dây chuyền may mặc. Chúng ta đang sử dụng trí tuệ của mình để tạo ra những thứ mà chỉ chúng ta mới có thể hiểu rõ được.

1. Tôi thường suy nghĩ một cách logic. Máy tính không quan tâm đến việc bạn đang cảm thấy như thế nào, và ý kiến của bạn cũng không phải là điều quan trọng. Tất cả vấn đề nằm ở chỗ liệu bạn có viết mã chính xác để nó có thể thực thi được hay không.

2. Tôi luôn tìm kiếm những cách tốt hơn để giải quyết vấn đề. Tôi thường tìm đọc một số blog uy tín chuyên về lĩnh vực phát triển phần mềm. Cá nhân mình thì không thể luôn có giải pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề, nhưng một ai đó ở một nơi khác chắc chắn có thể.

3. Tôi thường xuyên đọc sách về công nghệ. Một chuyên gia phát triển phần mềm là Joel có nói rằng hầu hết các lập trình viên bây giờ không còn đọc sách nữa. Đó là một điều thật đáng tiếc. Các blog là nguồn tài liệu khá tuyệt vời để tham khảo những đoạn mã nhỏ, nhưng hiếm khi chúng chứa đựng một chủ đề xuyên suốt từ đầu đến cuối. Blog chỉ nên là một sự bổ sung thêm cho các cuốn sách mà thôi.

4. Tôi không ngừng suy nghĩ về các vấn đề và tìm cách để giải quyết chúng thông qua cách tự động hóa. Đôi khi tôi thức giấc vào lúc nửa đêm, và tôi không thể quay trở lại giường cho tới khi mà chưa viết ra được đoạn mã đang ấp ủ trong đầu.

5. Tôi luôn có một vài dự án cá nhân khá thú vị, và chúng cho tôi cơ hội để thử nghiệm các công nghệ mới, điều mà tôi không muốn thực hiện trên các sản phẩm tại công ty. Vâng, những dự án cá nhân này có phần làm phân tâm tôi ít nhiều tại công việc chính, nhưng bù lại tôi lại thu được nhiều kiến thức quý giá cho khoảng thời gian mình đã mất.

6. Tôi có một blog về công nghệ. Tôi đề nghị tất cả các lập trình viên chúng ta mỗi người nên có một blog và bạn nên viết bài để đóng góp cho cộng đồng. Nếu bạn giải quyết được một vấn đề, chúng tôi cũng muốn nghe về giải pháp của bạn! Ít nhất thì nó cũng giúp bạn có một cơ hội để hình thành những ý tưởng mới, nó sẽ giúp củng cố thêm hoặc làm cho bạn nhận ra là mình đã sai. Có thể bạn cũng sẽ nhận được nhiều nhận xét phản hồi có giá trị.

7. Tôi cố gắng để chứng minh rằng mình đã sai. Tất cả mọi người đều muốn mình đúng. Tôi lại cố gắng chứng minh mình sai khi thích hợp. Một trong những điều khó khăn nhất trong trong thế giới của một lập trình viên là nói rằng những dòng mã mà họ đã dành cả tuần lễ để viết ra không có giá trị gì cả. Đó là điều hoàn toàn có thể, đừng chống lại nó, hãy làm việc cùng nó.

8. Tôi luôn cập nhật những công nghệ mới nhất, và tập trung bản thân để thử nghiệm chúng.

9. Tôi có một kiến thức tương đối tốt để hiểu cách mà các phần mềm và phần cứng máy tính hoạt động như thế nào. Có rất nhiều người mang danh nghĩa là lập trình viên mà việc duy nhất họ có thể làm là bật máy tính lên và lướt web.

10. Tôi có kỹ năng tìm kiếm tài liệu thông qua Google khá hiệu quả.

11. Tôi không chỉ đơn thuần làm việc vì tiền. Tôi thực sự yêu thích công việc mà mình đang làm. Tôi đã có một cuộc phỏng vấn xin việc đáng nhớ, khi mà ông chủ tương lai của tôi kể câu chuyện về cách mà ông được nhận vào làm việc và được giao phụ trách quản lý các dự án quan trọng như thế nào. Khi mà ngành công nghiệp phần mềm trở nên khó khăn, bạn nghĩ rằng ai là người đầu tiên phải khăn gói ra đi?

12. Tôi luôn đồng cảm với những khó khăn của người sử dụng. Nếu có thể chia sẻ bớt nỗi khó khăn của họ, tôi sẽ muốn ngăn ngừa lỗi và làm cho người dùng có thể sử dụng phần mềm được hiệu quả nhất.

13. Tôi nhận ra rằng những dòng mã mà tôi viết ra chẳng bao giờ là hoàn hảo cả, vì vậy tôi cố gắng làm sao để chúng có thể được kiểm thử và viết dưới dạng các mô-đun. Tôi thiết lập các quy trình để cố gắng giảm thiểu tối đa các sai lầm và lỗi tiềm ẩn.

14. Tôi không nghĩ rằng Microsoft là một con quỷ, và cũng không nghĩ họ là vị thánh. Họ là một công ty lớn. Một số sản phẩm mà họ viết ra rất là tầm thường, còn một số khác thì thật là tuyệt vời. Điều tương tự cũng đúng với nhiều công ty khác.

15. Tôi học hỏi từ sai lầm của chính mình. Tôi cố gắng kiểm tra ít nhất 2 lần để tránh lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Nếu lần thứ nhất không thành công, tôi sẽ còn một lần khác.

16. Khi được yêu cầu giải quyết một vấn đề, tôi thường nghĩ trên tầm các vấn đề, và xác định liệu nó có phải là một vấn đề cần phải giải quyết hay không.

 

Nguồn: ITPlus Academy

Bài viết cùng chủ đề

1