Một số mẹo hay cho bạn mới học Adobe InDesign

13-07-2017 11:59

Việc bắt đầu học Adobe InDesign cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho người mới tập tành học. ITPlus sẽ chỉ cho các bạn một số mẹo hay khi đang theo học Adobe InDesign giúp cho bạn thuận tiện hơn trong quá trình học và làm việc với InDesign.

Margins And Bleeds (Lề và Tràn Lề)

Trong số các bạn chắc hẳn ai cũng nghĩ khi thiết kế thì chỉ cần thiết kế làm sao cho đẹp, đầy đủ nội dung và pân chia bố cục màu sắc hài hào nhưng liệu rằng các bạn có nghĩ mình in ra sữ thế nào. Nhưng nếu khi những bạn làm trong nhà in thì không chỉ quan tâm đến việc thiết kế đẹp mà bản in ra phải đúng chuẩn bạn phải chừa lề khoảng 3mm để khi in ra File thiết kế của bạn không bị cắt xén.

Và để làm việc đó thì đối với Indesign là đơn giản, khi tạo một file mới thì mục Margins and Bleeds đã hiện ra, các bạn có thể nhập thông số luôn để Indesign chia cho bạn vùng làm việc cho dễ dàng.

Master Pages (Trang Master)

Với một số phần mềm thiết kế khác thì khi bạn muố chèn các phần mềm thiết kế khác, khi bạn muốn chèn Header hay Footer thì phải làm thủ công, nghĩa là copy rồi dán vào từng trang. Đối với Indesign khi sử dụng Master Pages là bạn dễ dàng Header hay Footer và bạn được quyền lựa chọn các trang để chèn vào và có thể tạo ra được nhiều yếu tố lên Trang Master chứ không như một số phần mềm thiết kế khác bạn muốn chèn chèn Header hay Footer thì phải copy rồi dán vào từng trang rất mất thời gian. Vì vậy, nó giúp các bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi không phải thao tác từng trang một.

Khóa học thiết kế đồ họa chuyên nghiệp

Khóa học Photoshop

Khóa học lllustrator 

Cách cài đặt trang Master

Mở Master Pages: bằng lệnh Windows – Pages (F12)

Khi đó Menu sẽ hiện ra -> Click Pages A -> thiết lập các tùy chỉnh

Ví dụ: chèn số trang, ngày tháng, tiều đề, mục của sách, báo,… hay là thêm các đường guides, khung hình hoặc là các Symbols, hình ảnh.

Click 3 lần lên đối tượng khi muốn chỉnh sửa nhanh đối tượng Master trên Master. Lúc này thì bạn có thể chỉnh sửa đối tượng rồi mà ko sợ ảnh hưởng đến các trang khác.

Khung là gì ? Và có những loại khung nào ?

Như IIIustrator, Corel bạn có thể đánh văn bản mà không cần khung nhưng với Indesign thì khác bạn sẽ phải để văn bản và hình ảnh trong một khung (Frame). Vì Indesign rất mạnh về mảng này nên bạn càn tạo các khung the bố cục mình chọn. Trong Indesign có 2 loại khung là khung dành cho chữ và khung cho hình ảnh.

Vào lệnh File – Place để đưa hình ảnh hoặc là các file như PSD, AI, EPS, PDF vào khung sau khi đã dùng Frame Tool vẽ được khung rồi thì có thể nhập ngay văn bản vào trong khung đó, hoặc là chọn khung rồi. Thì ta sẽ hoàn thành được một khung văn bản hoặc là khung hình ảnh.

Sử dụng lệnh File/Place hoặc tổ hợp phím Command + D hoặc Ctrl + D: khi tạo Frame (khung), bạn có thể tô màu hoặc đưa hình từ máy của bạn vào bên trong Frame (khung).

Có mottj cách rất đơn giản là bạn chọn hình từ bên ngoài rồi đưa luôn vào phần mềm thì Indesign sẽ tự động tạo ra khung chứa hình ảnh đó. Khi bạn đưa vào một khung đã có sẵn thì văn bản đó sẽ nằm trong khung mà ta vừa đưa vào.

 

Việc chọn lựa khung hình ảnh và văn bản sẽ như thế nào.

Trường hợp các bạn sẽ gặp phải khi thao tác đó là các khung sẽ bị đè lên nhau và sẽ khiến cho các khung ở dưới sẽ rất khó khăn, chắc khắc phục đó là tahy đổi từng khung bằng cách giữ phím Ctrl sau đó click chuột vào từng khung và chọn lần lượt từng khung, như thế khung được chọn sẽ được đổi lần lượt sau mỗi lần click chuột.

Symbol trong Indesign

Các bạn có thể làm cho những kí tự mình sẽ sử dụng trở nên đặc biệt hơn bạn xem thêm mục Glyphs trong Menu Type. Với mỗi font chữ sẽ có những Glyphs khác nhau, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn để sử dụng kí tự.

Ban truyền thông ITPlus

 

Bài viết cùng chủ đề