SAU LỚP 12, CÁNH CỬA NÀO SẼ MỞ RA VỚI BẠN?

21-09-2016 11:59

Sau 12 năm miệt mài với đèn sách các bạn trẻ phải đứng trước giữa ngã tư đường với nhiều cánh cửa lựa chọn cho con đường tương lai của mình. Và câu hỏi lớn nhất, trăn trở nhất của hầu hết các thí sinh và phụ huynh trong giai đoạn quyết định của cuộc đời là “Có nên học tiếp lên Đại học không?”

Vượt qua bao nhiêu vất vả, 12 năm miệt mài chăm chỉ như những chú ong ngày đêm ôn luyện, mang trên vai công cha, nghĩa mẹ ơn thầy trước cánh cửa cuộc đời đang mở, ai cũng mong ước về một tương lai tươi sáng và rạng rỡ.

Học sinh lớp 12 ngày trước...

Với suy nghĩ muôn thưở rằng đại học là con đường duy nhất sau khi tốt nghiệp lớp 12. Chỉ cách đây gần chục năm, khi được hỏi rằng kết thúc lớp 12 có nên thi tiếp để vào đại học không? 100% các bạn luôn trả lời là “Có”. Vào thời điểm đó, đa số các bạn đều không định hướng được rõ ràng về nghề nghiệp của mình sau này, chỉ biết học để thi bằng được vào Đại học theo định nhướng, khuyên bảo của bố mẹ

Cũng chính vì suy nghĩ nhất định phải chen chân vào được địa học, nhiều bạn trẻ đã phải đánh đổi bằng việc học một ngành mình không hề hứng thú học một cách thụ động, không có mục tiêu, hoài bão và đam mê của tuổi trẻ. Trước thực tế cuộc sống khác xa những gì đã được học trước đó, các bạn ấy trở nên bị động, ,lúng túng, không đủ năng lực làm việc. Một số khác phải bỏ học giữa chừng vì năng lực kém hoặc điều kiện kinh tế không đủ để chu cấp cho việc học.

Thế hệ 9X giờ đã khác...

Khác với đàn anh, đàn chị đi trước, các bạn trẻ hiện nay được tiếp xúc với những thông tin, xu hướng mới mẻ của xã hội từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Bởi vậy các bạn có lối suy nghĩ, cách thể hiện và cá tính rõ ràng. Phần khác, nhờ vào sự thay đổi tư duy, lối suy nghĩ của các bậc phụ huynh, lắng nghe các con nhiều hơn, tôn trọng quyết định của các con và các bạn được định hình sở thích, nhu cầu của bản thân, từ đó quyết định tương lai mà bản thân các bạn muốn theo đuổi.

Sau lớp 12, cánh cửa nào sẽ mở ra với bạn?

Ngưỡng của cuộc đời của các bạn trẻ không chỉ giới hạn ở cổng trường đại học mà còn rộng mở hơn rất nhiều với biết bao nhiêu cơ hội ở các trường nghề, trung tâm, tổ chức giáo dục. Nếu bạn có sức học khá, bạn có thể vào một trường đại học danh tiếng với ngành nghề mà bạn yêu thích. Nhưng nếu lực học của bạn có hạn thì việc vào đại học là một sự mạo hiểm lớn. Thay vào đó, tại sao bạn không chọn cho mình một con đường chắc chắn là vào học tại các trường nghề, tổ chức giáo dục, rồi nhanh chóng tìm cho mình một nghề nghiệp mình mong muốn?

Thực tế đã chứng minh rằng, không phải cứ tốt nghiệp Đại học thì mới thành danh, thành tài hay thành công trong sự nghiệp. Nhiều người xuất phát chỉ là công nhân, nông dân ít học nhưng qua quá trình làm việc, tự học, tự tìm tòi đã sáng chế ra những sản phẩm sáng tạo, máy móc thiết bị phục vụ cho công việc của họ. Nhiều học sinh nghèo chưa có điều kiện thi Đại học đã chọn con đường vừa học vừa làm, phấn đấu từ  bậc thấp nhất là trung cấp sau đó lên Đại học và họ đã trở thành những kĩ sư, bác sĩ, giám đốc, doanh nhân giỏi,..

Kinh nghiệm từ những người đi trước

Đại học không phải là con đường duy nhất đi đến thành công. Đó là những bài học kinh nghiệm được đúc rút từ những trải nghiệm thực tế của các bạn trẻ, những người đã đi trước. Trong xã hội hiện đại này, thành công không đến từ những tấm bằng đại học mà chính là đến từ những sự nỗ lực, cố gắng trong công việc và nghề nghiệp bạn đam mê.

Câu chuyện của Nguyễn Quý Thái, cựu sinh viên ITPlus Academy là một minh chứng rõ nét cho điều này. Không như những bạn bè cùng lớp, học xong lớp 12, Thái đã bỏ qua cơ hội thi đại học bất chấp những lời dị nghị của họ hàng, khuyên ngăn của bố mẹ, cậu quyết định nộp hồ sơ vào ITPlus theo đuổi nghề lập trình viên vì theo cậu con đường đó sẽ phù hợp với mình hơn và đó cũng là nghề mà cậu đam mê  yêu thích. Sau 30 tháng học tại trường ITPlus Academy với ngành lập trình, Thái đã tìm được một công việc tốt với vị trí lập tình viên. Công việc mang lại cho cậu mức thu nhập khá cao đê tiếp tục phát triển những hoài bão lớn hơn là thành lập công ty của riêng mình.

Thái chỉ là một trong những ví dụ điển hình cho việc không theo học đại học. Và còn rất nhiều các bạn trẻ khác cũng như Thái cũng đã ra trường và thành công với công việc mình yêu thích.

Bước trước ngưỡng cửa cuộc đời, bạn đang đứng ở vạch xuất phát và việc chọn con đường nào để đi đến thành công là quyết định của bạn.

Ban truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề

1