TẠI SAO TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC VẪN THẤT NGHIỆP NHƯ THƯỜNG?

09-09-2016 11:59

Ông Doãn Hoàng Hiệp (Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết trong 6 tháng đầu năm 2016, cả nước đã có 1,088 triệu người ở trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tăng hơn 16 nghìn người só với 3 tháng đầu năm 2016. Quan trọng hơn là trong số hơn 1 triệu người thất nghiệp đó có tới gần 200.000 người là cử nhân, thac sĩ.

Con số gần 200 nghìn người là cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2016 đã khiến cho công chúng hoang mang và các bạn trẻ bắt đầu lo lắng, suy nghĩ kĩ hơn trong việc chọn ngành, chọn trường cho tương lai của mình.

Các bạn sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học ra trường không có việc làm là một sự thật đau lòng

VÌ SAO LẠI CÓ NHIỀU NGƯỜI THẤT NGHIỆP ĐẾN THẾ?

Giải thích cho việc nhiều lao động có trình độ chuyên môn bị thất nghiệp, đặc biệt là những người có trình độ cao tốt nghiệp đại học trở lên, ông Đào Quang Vinh hiện đang là Viện trưởng Viện khoa học lao động và Xã hội(Bộ LĐ-TB-XH) cho rằng: chúng ta đang bị dư thừa nhóm lao động mà thị thường không cần như ngành quản trị kinh doanh, kinh tế; nhưng lại thiếu rất nhiều các kỹ sư công nghệ, kỹ sư chuyên ngành kĩ thuật. Thực tế đã cho chúng ta thấy độ vênh giữa công tác đào tạo và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Mạnh Hải tại Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương đã phân tích rằng có rất nhiều các bạn sinh viên ra trường nhưng không đáp ứng được yêu cầu của công việc mà doanh nghiệp đưa ra. Số lượng sinh viên thất nghiệp một phần cho chúng ta thấy chất lượng đào tọa thấp, không thể đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế hiện nay hoặc các trường đã đào tào không theo nhu cầu của thị trường.

SỰ THẬT ĐAU LÒNG

Ngài thứ trưởng bộ LĐ-TB-XH đã không ít lần khẳng định rằng hệ quả của việc hàng trăm nghìn cử nhận đại học thất nghiệp một phần là do tâm sinh lý bằng cấp. Giá trị của mỗi con người được xác định bằng việc người đó có đóng góp cho xã hội như thế nào chứ không phải xác định bằng cấp cao hay thấp. Định hướng nghề nghiệp đúng sẽ có giúp cho chính bản thân mỗi người không bị đi lệch hướng

PGS-TS Vũ Quang Thọ hiện đang là Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn – Tổng LĐLĐ Việt Nam đã nhận thấy việc trăm ngàn cử nhân và lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật thất nghiệp là một sự thật đau lòng. Nó thể hiện sự thật bại của người dạy và học, của thị trường lao động và cửa sự kết nối cung cầu lao động

Thay vì chạy theo bằng cấp chúng ta nên lựa chọn nghề nghiệp để có cơ hội việc làm tốt hơn

Theo PGS-TS Vũ Quang Thọ, mỗi người nên lựa chọn nghề nghiệp phụ hợp với năng lực của bản thân mình để có thể tiếp thu kiến thức một cách tối đa từ trường học, rồi sau đó vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và làm việc

Chọn lựa một công việc mà mình đam mê và phát triển khả năng chuyên môn của mình trong ngành nghề đó, đặc biệt phải lưu ý đến xu hướng ngành nghề và nhu cầu của thị trường việc làm trong những năm sắp tới. Những điều này sẽ giúp các bạn trẻ có nhiều cơ hội việc làm hơn sau khi ra trường

Nguyễn Việt Anh – Học viên ngành Thiết kế đồ họa tại ITPlus Academy, Viện CNTT, ĐHQGHN là một người trẻ như thế. Đang theo học năm nhất ngành kiến trúc tại Đại Học Nguyễn Trãi, Việt Anh nhận ra mình thật sự không yêu thích ngành học này. Quyết định từ bỏ tấm bằng đại học, Việt Anh đã chuyển sang học thiết kế đồ họa tại ITPLus Academy và bắt đầu theo đuổi đam mê của mình.

Đã có rất nhiều bạn trẻ lựa chọn đúng nghề mình đam mê thay vì chạy theo bằng cấp và đã đạt được những thành công ban đầu đáng tự hào

Với nhiều bạn trẻ như Việt Anh, quyết định bỏ ngang đại học thật điên rồ và liều lĩnh. Nhưng với Việt Anh thì đó là một quyết định đúng đắn. Học ở đâu không quan trọng, quan trọng là học gì và có phải học cái mà mình đam mê hay không.

Nhờ quyết định của mình, Việt Anh đã có một công việc ngay khi còn đang đi học tại ITPlus Academy. Công việc đã giúp bạn ấy trưởng thành hơn rất nhiều, phát triển được năng lực và đam mê của bản thân cũng như cho thêm thu nhập để chi trả cho sinh hoạt trong thời gian học tập

Dù hiện trạng chạy theo bằng cấp vẫn còn khá nặng nề tại Việt Nam, nhưng thực tế đã có rất nhiều bạn trẻ như Việt Anh dám gạt bỏ định kiện để theo đuổi đam mê của mình ngoài cảnh cổng đại học. Không phải các bạn không có năng lực để vào đại học mà chỉ là các bạn muốn theo đuổi đam mê mà thôi

Hy vọng rằng, với những nhận thức và suy nghĩ tươi mới, các bạn trẻ trong thời kì đất nước hội nhập sẽ có những định hướng đúng đắn để phát triển sự nghiệp, có như vậy tỉ lệ thất nghiệp của những lao động có chuyên môn mới có thể giảm dần.

Ban truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề