Thất bại chính là mẹ thành công

17-03-2015 11:59

Tôi tìm thấy đoạn trích này của Will Wright, từ một hội thảo tuần rồi, khá là thú vị:

Will Wright nói rằng anh ta đã học được bài học rằng hầu hết mọi dự án đều dường như có vẻ rất quyến rũ trên giấy tờ, nhưng đều bị thất bại khi ra thị trường. “Tôi thực sự đã hỏi các ứng viên khi tôi tuyển dụng là có bao nhiêu thất bại mà họ đã làm việc trên đó,” anh nói, “và tôi thực sự thích tuyển dụng một ai đó dựa trên số lần thất bại mà họ đã trải qua. Tôi nghĩ rằng đó là một hệ thống học tập tốt nhất.

Là một lập trình viên, có khả năng là bạn đang làm việc trên một dự án mà sẽ cầm chắc thất bại. Mỗi thất bại nên được xem như là một cơ hội tuyệt vời để nhận ra cái gì không làm việc, và tại lý do tại sao. Như trong một giai thoại về nhà phát minh lỗi lạc Thomas Edison:

Tôi cứ suy nghĩ mãi, đúng hơn là một chút cay đắng về cái thời điểm trong giai thoại nói về giai đoạn mà Thomas Edison đã cố thử nghiệm nhiều loại vật liệu khác nhau để tìm ra một vật liệu thích hợp cho bóng đèn sợi tóc. Ông đã thử hàng ngàn thành phần khác nhau nhưng đều thất bại. Một đồng nghiệp đã hỏi ông rằng liệu ông có cảm thấy đang lãng phí thời gian một cách vô ích, vì ông đã chẳng khám phá ra được điều gì. “Hầu như không,” Edison đáp trả một cách mạnh mẽ. “Tôi đã khám phá ra hàng ngàn thứ không phù hợp.”

Trong thực tế, sự khác nhau giữa thành công và thất bại có thể cuối cùng mấu chốt là ở chỗ cách bạn kiểm soát thất bại ra sao – như một bài viết trên tờ New Yorker đã minh họa về việc dự đoán sự thành công hoặc thất bại của các bác sĩ phẫu thuật:
 
Charles Bosk, một nhà xã hội học tại trường đại học Pennsylvania, đã tiến hành một nghiên cứu thông qua các cuộc phỏng vấn với những bác sĩ trẻ, những người mà đã xin thôi việc hoặc bị đuổi khỏi các chương trình huấn luyện về giải phẫu thần kinh, trong một nỗ lực để nhận ra điều gì làm tách biệt những bác sĩ phẫu thuật không thành công từ những người thành công khác.
 
Ông kết luận rằng, lý do còn xa hơn cả những kỹ năng về kỹ thuật hoặc trí thông mình, điều mà cần thiết cho thành công lại là kiểu thái độ mà người đó có – một nỗi ám ảnh đầu óc thực tế với khả năng và hậu quả của sự thất bại. “Khi tôi phỏng vấn những bác sĩ đã bị đuổi việc, tôi thường để cho cuộc phỏng vấn được thoải mái,” Bosk nói. “Tôi muốn nghe về những câu chuyện kinh khủng về việc mà họ đã làm sai, nhưng có một điều là họ lại không biết rằng điều họ đã làm là sai. Trong cuộc phỏng vấn của tôi, tôi bắt đầu phát triển cái mà tôi nghĩ là một dấu hiệu để nhận biết liệu một ai đó sẽ trở thành một bác sĩ phẫu thuật giỏi hay không. Nó là một cặp câu hỏi đơn giản: Bạn đã từng bao giờ phạm một sai lầm chưa? Và, nếu có, sai lầm tồi tệ nhất của bạn là gì? Những người mà nói rằng, ‘Tôi chưa thực sự phạm phải một sai lầm nào cả,’ hoặc, ‘Tôi có một vài kết quả tồi nhưng chúng là những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi’ — lúc nào cũng vậy những người này là những ứng viên tồi nhất. Và những người mà nói rằng, ‘Tôi đã phạm rất nhiều sai lầm. Có một sai lầm khủng khiếp chỉ mới xảy ra ngày hôm qua thôi và đó là lý do mà tôi bị đuổi việc.’ Họ là những người tốt nhất. Họ có khả năng nghĩ lại về mọi thứ mà họ đã làm và tưởng tượng ra làm thế nào mà họ có thể hoàn thành công việc theo một cách khác.”
 
 
Điều này cũng nên là một câu hỏi phỏng vấn chính khi mà bạn tiến hành tuyển dụng. Phát triển phần mềm thường khó để có thể ở trong những điều kiện tốt nhất. Bạn luôn bị thất bại một số lần, và học được từ những thất bại đó theo một cách chân thực nhất. Nếu không thì, bạn đang lừa dối chính mình khỏi những cơ hội phát triển nghề nghiệp tốt nhất.
 

Bài viết cùng chủ đề

1