Thị trường việc làm 2017: Ngành nào sẽ lên ngôi?

16-11-2016 11:59

Thời gian gần đây trong khi lĩnh vực tài chính -  ngân hàng đang bị suy giảm nghiêm trọng thì lập trình (CNTT), mỹ thuật đa phương tiện lại là ngành đang có tốc độ tăng trưởng mạnh. Thị trường việc làm đầu năm 2017 chứng kiến sự sụt giảm nhanh chóng của các lĩnh vực hot trước kia và nhường chỗ cho ngành về CNTT, mỹ thuật đa phương tiện tăng trưởng nhanh chóng nhu cầu tuyển dụng. 

Cán cân thị trường việc làm dịch chuyển

Nguyễn Văn Khuyến (22 tuổi) là sinh viên vừa tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng (HN) đang loay hoay để tìm kiếm một công việc phù hợp vói chuyên môn của mình đã học,  dù đã bỏ không ít công sức để tìm kiếm công  việc qua các trang tuyển dụng, gửi CV đi khắp nơi. Thực tế thì Khuyến không phải là trường hợp hiếm hoi trong sô hàng nghìn cử nhân ngành tài chính – ngân hàng trên cả nước. 

Theo báo cáo HR Insider của Vietnamwork mới công bố, ngành tài chính – ngân hàng đã bị đánh bật ra khỏi top 10 ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất từ đầu năm 2015 do các cung lẫn cầu nhân sự trong ngành này đang trong giai đoạn suy giảm sau một thời gian dài tăng trưởng nóng.

Ngược lại, nhân sự thuộc ngành CNTT vẫn trong tình trạng cung không đủ cho cầu, mặc dù số lượng sinh viên ngành này được đào tạo bài bản tăng trưởng đều qua từng năm. Báo cáo 2 năm gần đây cho thấy ngành CNTT dẫn đầu về nhu cầu tuyên dụng, tăng trung bình gần 3000 việc làm  mỗi năm.

Mỹ thuật đa phương tiện, một ngành còn khá mới mẻ ở Việt Nam cũng đang có mức tăng trưởng ấn tượng về nhu cầu tuyển dụng khi lọt vào top 5 công việc có nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh nhất khi lọt vào top 5 công việc có nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh nhất trong 2 năm trở lại đây và dự báo đến năm 2020 với ít nhất 300.000 nhân lực.

Doanh nghiệp chú trọng chất lượng tuyển dụng

CNTT và Mỹ thuật đa phương tiện là hai trong số những ngành nóng nằm trong top các nghề tăng nhu cầu tuyển dụng năm 2017. Tuy nhiên, chất lượng đầu ra của các trường cao đẳng, đại học lại khiến không ít doanh nghiệp cảm thấy ái ngại.

Đơn cử với ngành CNTT, theo Cục CNTT, năm 2017 Việt Nam sẽ chỉ có khoảng 30% số lượng sinh viên CNTT sau khi tốt nghiệp các trường đại học có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để có thể tham gia thị trường lao động quốc tế.

Để giải quyết bài toán thiếu hụt nhân lực có trình độ, một số doanh nghiệp CNTT như Viettel, FPT đã tăng cường tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp từ các đơn vị đào tạo uy tín, chuyên sâu về CNTT như hệ thống đào tạo của ITPlus. Ưu điểm của hệ thống đào tạo tại Tổ hợp Giáo dục ITPLus là học và làm theo dự án thực tế, giúp học viên chủ động trong công việc và tiến trình học đi sát với thực tế của doanh nghiệp.

Tương tự, với ngành Mỹ thuật đa phương tiện, nguồn cung ứng chính cho thị trường lao động đang chuyển dần sang các học viên, các trường dạy nghê thay vì các trường cao đẳng, đại học. Hệ thống đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện được phát triển theo mô hình giảng dạy đạt chuẩn, mang tính thực tế cao đang làm tốt công tác đào tạo học viên.

Đánh giá về trình độ chuyên môn của Tổ hợp Giáo dục ITPlus, mới đây ITPlus đã được công nhân và vinh danh tại Lễ trao giải Sao Khuê 2017 về cung cấp "Các chương trình đào tạo kỹ năng Công Nghệ Thông Tin và Thiết Kế Đồ Họa - Truyền Thông Đa Phương TiệnGiải thưởng Sao Khuê là một sự chứng nhận về chất lượng đào tạo của ITPlus, ghi nhận những đóng góp, nỗ lực của Tổ hợp Giáo dục  trong sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp và chất lượng cho nền Công Nghệ Thông Tin. 

Như vậy, trong khi gần 300.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp theo báo cáo tháng 7/2016 của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, việc ngành CNTT, mỹ thuật đa phương tiện đang và sẽ có nhu cầu tuyển dụng lớn là tín hiệu lạc quan đối với người lao động, đặc biệt là các bạn trẻ sớm đã trang bị đầy đủ cho bản thân cả về kiến thức, kỹ năng mềm cũng như kinh nghiệm thực tiễn.

Ban truyền thông ITPlus

Bài viết cùng chủ đề

1