- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Xây dựng nên một website là cả một quá trình tốn rất nhiều công sức, chính vì vậy việc bảo vệ cho thành quả của mình là điều mà bất cứ lập trình viên nào cũng đều phải làm. Ngày nay không hề ít các cách để xâm nhập và phá hủy cấu trúc dữ liệu một website, vì thế các lập trình viên cần phải backup chúng thường xuyên để tránh những rủi ro đáng tiếc. Vậy Backup là gì và Backup thế nào cho đúng? ITPlus Academy sẽ chỉ cho các bạn trong bài viết này.
Backup dữ liệu là gì?
Backup dữ liệu website (Data backup) có thể hiểu là việc sao lưu lại toàn bộ nội dung và các dữ liệu gốc quan trọng của một website phòng khi website gặp sự cố hay khi cần chuyển qua website khác. Thông thường, khi backup dữ liệu, người ta sẽ sao chép toàn bộ các thông tin, dữ liệu hiện có vào môt nơi khác như ổ cứng, lưu trữ trên Internet.. và thao tác này cần được thực hiện thường xuyên sau một thời gian cập nhật dữ liệu chứ không phải chờ đến khi xảy ra sự cố (server hỏng, máy chủ bị hack, lỗi kĩ thuật… ) thì bạn mới bắt đầu nghĩ đến chuyện backup cho website, đây là điều mà nhiều lập trình viên thường chủ quan trong quá trình quản trị website của mình.
Dữ liệu website là các thông tin mật và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp, các dữ liệu này được cập nhật thường xuyên dựa vào các tác vụ của người dùng hay lưu lượng bán hàng hằng tuần, hằng tháng.. Một số loại dữ liệu quan trọng trong website bạn không thể đánh mất là:
Phòng khi vô ý xóa mất dữ liệu
Trong những trường hợp khẩn cấp, như website đang bị hacker xâm nhập chẳng hạn. Bạn lúng túng và lỡ xóa mất dữ liệu vô cùng quan trọng. Nếu lúc đó bạn không kịp backup hoặc không có bảng backup dữ liệu trước đó thì rất có thể bạn phải tạo lại dữ liệu hoặc chấp nhận việc mất dữ liệu vĩnh viễn.
Phòng khi hacker mã hóa dữ liệu
Các hacker vô cùng tinh vi, đối với những website hay tập tin thông thường, họ hoàn toàn có thể mã hóa chúng thành những định dạng khác và bạn sẽ không thể nào khôi phục lại được. Những lúc đấy, một bản backup sẽ là cứu tinh cho những dữ liệu quan trọng của cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Phòng khi nhà cung cấp server gặp sự cố
Một số người thuê server từ một bên thứ 3 bàn giao cho họ bảo vệ dữ liệu của mình. Tuy nhiên, đây là một việc làm cực kỳ nguy hiểm vì server của một bên thứ ba cũng có thể bị tấn công và mã hóa dữ liệu bất kỳ lúc nào, lúc này bạn hoàn toàn trong thế bị động. Chính vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên backup dữ liệu lên đám mây thường xuyên. Đồng thời bạn nên theo dõi tình trạng của dữ liệu đó, nếu dữ liệu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra với một bên thì vẫn còn bên còn lại.
Backup dữ liệu thủ công
Cách backup dữ liệu website thủ công tuy có hơi phức tạp nhưng nếu biết cách sử dụng và cẩn thận, bạn sẽ tránh được một số lỗi hoặc trở ngại thường gặp nhiều hơn khi sử dụng các công cụ hỗ trợ backup tự động.
Với hình thức này, bạn sẽ trực tiếp backup dữ liệu website của mình từ thiết bị chính sang một thiết bị khác để lưu trữ dựa trên lưu lượng dữ liệu và yêu cầu bảo mật. Các thiết bị bạn có thể dùng để lưu trữ dữ liệu backup có thể là máy chủ, VPS, ổ cứng, USB…
Backup dữ liệu website nhờ vào các công cụ, phần mềm
Hình thức này có thể ví như bạn sử dụng các công cụ, tính năng để giúp website backup và sao lưu dữ liệu một cách TỰ ĐỘNG. Nếu không giỏi về công nghệ, bạn có thể nhờ đến các dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp cài đặt và hỗ trợ phần này cho bạn.
Việc backup dữ liệu theo hình thức này hoàn toàn được thực hiện tự động bằng cách cài đặt trên thiết bị backup và thực hiện các kết nối giữa thiết bị chính và thiết bị backup để việc backup website được tự động thực hiện định kì. Tuy nhiên để thực hiện backup dữ liệu website dạng này, bạn cần có đường truyền cũng như thiết bị lưu trữ dữ liệu có lưu lượng lớn.
Hiện nay có rất nhiều khóa học lập trình dành cho người mới bắt đầu với chi phí rất rẻ nhưng mang lại hiệu quả tốt. Tham khảo một số khóa học:
Ban Truyền thông ITPlus Academy