BIOPHILIC DESIGN, BẠN ĐÃ BIẾT ĐẾN CHƯA?

12-09-2019 10:50

Với tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động như hiện nay, thì Biophilic Design chính là một đáp án mà rất nhiều những “bàn tay vàng” trong giới bất động sản đang tìm kiếm. Một cuộc cách mạng thiết kế nhằm kết nối không gian sống, làm việc với thế giới tự nhiên. Những tòa nhà sẽ trở thành nơi mọi người sống và làm việc tốt hơn với thiết kế Biophilic. Vậy Biophilic là gì?

THIẾT KẾ BIOPHILIC LÀ GÌ?

Thiết kế Biophilic có thể được hiểu là "Thiết kế xanh" - một ý tưởng thiết kế mới mẻ nhưng lại không hề lạ lẫm mà hết sức gần gũi cho nơi chúng ta sống, làm việc, học tập, sinh hoạt. Ngày xưa, khi chưa có những tòa nhà chọc trời mọc lên, những con "ngựa" thở ra khói chưa xuất hiện, đường vẫn chưa khai thông và các thiết bị xây dựng, đo đạc hiện đại vẫn chưa tồn tại, người ta sống gần với thiên nhiên, tận hưởng được cái cảm giác hít thở một bầu khí quyển trong lành giữa bạt ngàn cây cỏ núi non. Thế nhưng xã hội ngày càng phát triển thì cũng phải chấp nhận một điều là ngành công nghiệp khói cũng phát triển theo, con người dần quen với việc phá vỡ những kết cấu xanh tươi của chốn thôn quê để thay vào đó là những căn nhà san sát mà gạch ngói phả đầy hơi thở của khói bụi. 

Biophilic Design

Không gian sống hiện đại với những nét chấm phá từ vẻ đẹp của thiên nhiên

Để giảm thiểu khói bụi cũng như kết nối con người với tự nhiên, thiết kế Biophilic đã ra đời, mang theo một làn gió mới. Điều đó không chỉ giúp chúng ta làm giảm những tác động xấu của các công trình xây dựng mới tới môi trường, mà đó còn là mảnh ghép quan trọng mà người ta luôn tìm kiểu để giải câu đố của sự phát triển bền vững. Đơn giản mà nói, thiết kế Biophilic hướng tới việc tạo nên môi trường sống lành mạnh và hiệu quả đối với con người hiện đại, nơi thiên nhiên và công nghệ được kết hợp một cách hài hòa.

Biophilic Design

BIOPHILIC – KIẾN TRÚC CỦA CUỘC SỐNG

Để đưa được lối kiến trúc thiết kế theo Biophilic vào một công trình là điều không hề đơn giản. Tiến trình thiết kế một công trình Biophilic được thực hiện với sự đo lường và kiểm chứng trên nhiều khía cạnh của môi trường thiết kế để đảm bảo được các yếu tố như giảm thiểu việc sử dụng năng lượng, nước và vật liệu. Bởi khi chúng ta hòa mình vào với thiên nhiên thì mới có được sự kết nối sâu sắc cảm xúc và thêm yêu cuộc sống tươi xanh này.

Thiết kế Biophilic – kiến trúc của cuộc sống không chỉ là một thiết kế mang lại không gian sống hữu dụng cho con người, mà nó còn giải thích tại sao sự hiện diện của thế giới tự nhiên trong đời sống hàng ngày là trung tâm của sự tồn tại của chúng ta và những gì con người cần làm là đưa thiên nhiên vào trong từng không gian sống. Đó cũng như là lời nhắc nhở chúng ta phải biết trân quý và tận hưởng sự trong lành và yên bình mà mẹ thiên nhiên ban tặng.

Biophilic Design

NHỮNG LỢI ÍCH THIẾT KẾ BIOPHILIC MANG LẠI

1. Lợi ích môi trường

Đây là lợi ích chính của thiết kế xanh. Nó thúc đẩy và bảo vệ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học, nâng cao chất lượng không khí và nước, giảm chất thải rắn và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Theo các chuyên gia của Hội đồng xanh thế giới, nếu so sánh với một công trình thương mại thông thường, công trình xanh sẽ sử dụng ít hơn 26% ít năng lượng, chi phí bảo trì ít hơn 13% và lượng phát thải nhà kính ít hơn 33%.

Biophilic Design

Việc tận dụng tối đa diện tích công trình để đưa cây xanh vào giúp cải thiện vấn đề về môi trường, tạo cảm hứng và sự thoải mái cho con người

2. Lợi ích kinh tế

Có rất nhiều lợi ích kinh tế từ thiết kế xanh đáng được nhắc đến, bao gồm việc tối giản các chi phí vận hành trong quá trình sử dụng công trình. Thiết kế xanh sẽ giúp chúng ta sử dụng được tối đa ánh sáng Mặt Trời, gió, các năng lượng tự nhiên khác sẽ giúp tiết kiệm được các chi phí điện, nước, rác thải,... đồng thời khả năng thu hồi số tiền đầu tư xây dựng nhanh hơn. Ngoài ra, việc xây dựng công trình xanh mang tính bền vững sẽ được khách hàng lựa chọn nhiều hơn vì giá thành tài sản được đảm bảo và không bị giảm sụt bất thường như các công trình thương mai khác.

thiet-ke-biophilic-la-gi-11

Văn phòng làm việc thân thiện với những vật liệu tự nhiên 

3. Lợi ích xã hội

Lợi ích xã hội của kiến trúc xanh ngày càng thể hiện rõ rệt. Kiến trúc xanh sẽ tạo môi trường thân thiện cho người sử dụng ở nhiều khía cạnh, bao gồm chất lượng không khí trong nhà tốt hơn, tối ưu hóa sự thoải mái mọi công năng trong công trình. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng các yếu tố thiết kế của kiến trúc xanh làm giảm sự xuất hiện của bệnh liên quan đến đường hô hấp, triệu chứng dị ứng và hen suyễn. Không những thế thiết kế xanh còn giúp con người giảm căng thẳng, tăng sức sáng tạo, đảm bảo sự tỉnh táo, mang lại cảm xúc tích cực, hỗ trợ  và thúc đẩy sự phục hồi trong quá trình chữa bệnh. 

thiet-ke-biophilic-la-gi-16

Môi trường làm việc trong lành không chỉ nâng cao hiệu quả công việc mà còn hạn chế được bệnh tật

Hiện tại, ITPlus Academy có tổ chức các khoá học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:

Ban Truyền thông ITPlus Academy

 

Bài viết cùng chủ đề