- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Bố cục giống như xương sống của một thiết kế. Vậy nên, nếu như muốn thiết kế trở nên logic, thu hút thì phần đa phải có bố cục đạt chuẩn. Vậy nên, các designer thường được học về các nguyên tắc bố cục một cách kỹ càng trước khi hành nghề. Cụ thể các nguyên tắc bố cục trong thiết kế mà designer cần nắm vững là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây cùng ITPlus Academy nhé.
Nguyên tắc bố cục về sự căn chỉnh
Nếu như trong word bạn được tự động căn chỉnh, đôi khi chẳng cần chú tâm đến nó thì trong thiết kế đây được được coi là một nguyên tắc ngầm để tạo nên sự "thanh lịch và có tổ chức" trong mỗi tác phẩm. Không chỉ là text mà còn hình ảnh cũng cần được căn chỉnh để tạo nên sự nhất quán đấy nhé.
Nguyên tắc bố cục về khoảng trống
Bạn đừng nghĩ khoảng trống không quan trọng trong thiết kế nhé, nó vô cùng quan trọng là đằng khác. Không gian trống hoặc gọi là không gian trắng không đơn giản là khoảng không gian màu trắng mà còn gọi là không gian âm. Nếu như thế kế của bạn có vẻ “chi chít”, trông khó chịu, khó hiểu thì có thể đang thiết không gian trống đấy.
Không gian này có thể là khoảng giữa của các phần tử nội dung hay thậm chí là ngoài lề. Hầu như thiết kế nào cũng cần không gian trống, tất nhiên chúng ta không thể tìm ra một quy tắc nào áp dụng tất cả thiết kế về không gian trống. Nhưng thực tế, không gian trống sẽ giúp các phần tử nội dung tách biệt và "dễ thở".
Nguyên tắc bố cục về sự tương phản
Chẳng cần giải thích sâu xa, chúng ta ai cũng hiểu sự tương phản là gì. Trong các thiết kế từ cơ bản đến phức tạp thì sự tương phản sẽ vô cùng có ích. Các lợi ích của chúng là thu hút người đọc hay nhìn, tạo điểm nhấn vào những thứ quan trọng. Có rất nhiều đối tượng để tạo nên sự tương phản đố là màu sắc, kiểu chữ, kích cỡ chữ hay hình ảnh...Bạn hãy nhớ tương phản phải dựa vào mục đích thiết kế.
Nguyên tắc bố cục về sự lặp lại
Sự lặp lại có chủ đích khác với lặp lại một cách nhàm chán. Ví dụ như những nội dung text cùng cấp có thể sử dụng cùng kiểu chữ trong suốt thiết kế... Tính nhất quán sẽ giúp thiết kế của bạn dễ hiểu, dễ đọc và người nhìn vào cũng cảm thấy thoải mái.
Nguyên tắc bố cục về hiệu ứng lân cận
Nói một cách dễ hiểu thì hiệu ứng lân cận sẽ sử dụng visual space tạo ra những mối liên hệ giữa các phần tử nội dung. Ví như những phần tử liên quan với nhau sẽ được nhóm lại với nhau. Tất nhiên những nhóm không liên quan đến nhau sẽ được tách ra để nhấn mạnh trực quan. Vậy nên, có những sản phẩm thiết kế bạn nhìn lướt qua đã hiểu, còn có những thứ bạn phải nhìn đi nhiều lần.
Nguyên tắc bố cục về sự phân cấp
Bạn có thể thành công hoặc có thể thất bại khi dùng quy luật về bố cục, cấp bậc. Thành công khi tổ chức các phần tử trong thiết kế một cách đúng đắn, có mục đích và ngược lại. Được coi là một nguyên tắc bố cục đơn giản, bạn có thể làm nổi bật những thứ mà bạn có ý đồ muốn người nhìn chú ý trước. Có thể biểu hiện bằng to hơn, đậm hơn, trông đặc biệt hơn.
Hi vọng rằng các nguyên tắc bố cục trong thiết kế vừa rồi hữu ích với bạn đọc của ITPlus Academy. Chúc các bạn có những thiết kế chỉn chu và tuyệt vời.
Hiện tại, ITPlus Academy có tổ chức các khoá học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:
Ban Truyền thông ITPlus Academy