- Trang chủ
- Giới thiệu
- Du học
- Đào tạo ngắn hạn
- Đào tạo chuyên sâu
- Tin Tức
- Học viên
- Blog
- Tin THPT
- Liên hệ
Nếu như bạn là một newbie trong lĩnh vực thiết kế đồ họa thì đã nghe về Texture bao giờ chưa? Texture là một cách để các nhà thiết kế làm sản phẩm của mình trở nên thật và sống động hơn. Hiểu về chúng qua bài viết sau đây cùng ITPlus Academy nhé.
Định nghĩa về Texture
Texture khi được gõ trên google hay tìm trên từ điển thì chúng ta sẽ hiểu chúng nôm na là những thứ ta thấy trên các thân cây, các loại gỗ, mặt kim loại hay da. Bên cạnh đó texture chắc hẳn là từ quá quen thuộc với dân thiết kế đồ họa. Đây là từ nói về những đặc điểm của bề mặt vật thể, tất cả từ kích thước, hình dáng, các tỷ lệ, mật độ, sự sắp xếp….
Ví dụ điển hình về Texture làm nhiệm vụ background
Texture được phân loại như thế nào?
Texture được sản xuất với nhiều chất liệu khác như: chất liệu giấy, gạch, vải, sơn hay thùng carton,… nhằm sử dụng vào những mục đích khác nhau. Ví dụ như texture vải, texture gỗ, texture stone, texture water, texture cỏ, black texture, texture giấy dán tường, texture thảm, texture gạch…. Để rõ ràng trong làm việc hơn, Texture thường được phân thành các loại cơ bản là Visual Texture & Tactile Texture. Cụ thể như sau:
Về Tactile Texture: Chữ Tactile trong Tactile Texture có nghĩa là sự chạm vào. Tactile Texture được hiểu là nôm na là sự gồ ghề nào đó của bất cứ một bề mặt mà chúng ta có thể cảm nhận được khi chạm vào. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong thiết kế 3D để trở nên khác biệt với thiết kế 2D.
Ngoài ra, Texture có thể cảm nhận hay được nhìn thấy bằng phương thức để ánh sáng chiếu lên bề mặt của chúng. Vậy nên người làm thường làm bức tranh trở nên đẹp mắt và sống động hơn nhờ đặc điểm này.
Về Visual Texture: Visual Texture sẽ đem lại ấn tượng cho người xem về các đặc điểm như màu sắc, mật độ trên một ảnh, thậm chí là xu hướng. Texure ở dạng này liên quan đến các ảo ảnh tại một kết cấu bề mặt. Nói dễ hiểu và liên kết hơn thì chúng là hình dạng đặc trưng của Tactile Texture ở tại bề mặt 2D.
Ví dụ về Visual Texture
Visual Texture & Tactile Texture đều có ứng dụng rất quan trọng với nhà thiết kế khi họ muốn ra lò một sản phẩm nào đó. Thế nhưng trong những thiết kế 2D thường gặp hơn 3D, Visual Texture vẫn là đối tượng mà các nhà thiết kế sử dụng nhiều hơn với anh bạn Tactile Texture.
Công dụng của Texture
Thật khó để bao quát hết được công cụ của Texture. Chúng ta có thể ghi nhớ một vài công dụng của chúng như sau:
Hiện tại, ITPlus Academy có tổ chức các khoá học thiết kế chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo tại:
Ban Truyền thông ITPlus Academy